Cách xử lý khi bị đe doạ, quấy rối vì “món nợ từ trên trời rơi xuống”
Một app vay tiền online với lời quảng cáo hấp dẫn
Được biết, khi vay tiền bằng hình thức tín chấp, người vay phải đồng ý cho phép bên cho vay được quyền sử dụng, truy cập danh bạ điện thoại cá nhân hoặc danh sách bạn bè trên mạng xã hội thông qua ứng dụng vay (App). Khi người vay không trả tiền đúng hạn hoặc mất liên lạc thì bên cho vay nợ sẽ sử dụng dữ liệu này để nhắn tin, gọi điện thoại “khủng bố” đòi nợ (dù họ hoàn toàn không liên quan đến các khoản vay nợ đó). Không dừng lại ở đó, các đối tượng còn sử dụng hình ảnh cá nhân để cắt ghép, đăng tải lên mạng xã hội để bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm,… nhằm đe doạ, uy hiếp đòi nợ.
Cách xử lý khi bị quấy rối, đe doạ đòi nợ, mặc dù không vay
Trước tình hình trên, Phòng An ninh mạng khuyến cáo người dân một số biện pháp xử lý khi bị các đối tượng gọi điện, nhắn tin “khủng bố” đòi nợ mặc dù không vay tiền (Ảnh minh họa).
Cách xử lý khi bị quấy rối, đe doạ đòi nợ, mặc dù không vay
Bôi nhọ, vu khống người khác có thể bị đi tù
Theo quy định của pháp luật, người có hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tùy vào tính chất, mức độ hành vi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Mức phạt tiền cho hành vi này là từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức. Ở mức độ nghiêm trọng thì có thể bị xử lý hình sự về “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” hoặc “Tội vu khống” theo quy định tại Điều 331 hoặc Điều 156, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017./.Tiến Quân