Vạch trần luận điệu xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam của đại biểu dân biểu Mỹ
Ngày 12/9/2024, dân biểu này lại tiếp tục ra thông cáo báo chí chỉ trích “chính quyền của Tổng thống Joe Biden vì đã thất bại trong việc bảo vệ tự do tôn giáo toàn cầu bao gồm Việt Nam”. Chỉ trích này được RFA mô tả “Dân biểu Steel đã hai lần kêu gọi chính phủ Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo vào các tháng ba và tháng sáu vừa qua, nhất là sau sự kiện sư bộ hành Thích Minh Tuệ bị chính quyền bắt ẩn tu”.
Các luận luận điệu quy kết Việt Nam vi phạm nhân quyền, tự do tôn giáo của Michelle Steel là phi lý, sai sự thật. Phải khẳng định rằng, tự do tôn giáo ở Việt Nam luôn được pháp luật đảm bảo và không liên quan gì đến khái niệm “tù nhân lương tâm”. Hơn nữa, ở Việt Nam không có “tù nhân lương tâm”, “tù nhân tôn giáo”. Việc số đối tượng chống đối chính trị đang thi hành án tù bị sách nhiễu, gây khó khăn, không được chăm sóc sức khỏe, bị cưỡng bức lao động, phạm nhân bị cấm thực hành tôn giáo là sai sự thật. Chỉ khi đối tượng phạm tội được quy định tại Bộ luật Hình sự thì cơ quan chức năng Việt Nam mới tiến hành các thủ tục tố tụng để điều tra, truy tố, xét xử và chỉ giam giữ khi có phán quyết của Tòa án. Vì vậy, không thể mập mờ “đánh lận con đen” để vu cáo Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo, vi phạm nhân quyền, kêu gọi Việt Nam thả số đối tượng vi phạm pháp luật. Mỗi tín đồ tôn giáo đồng thời là công dân, được thực hiện các quyền của mình, nhưng cũng phải thực hiện nghĩa vụ công dân, tuân thủ pháp luật nhà nước. Ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, quyền tự do tôn giáo đều phải diễn ra trong khuôn khổ pháp luật, không thể có tự do vô chính phủ, xem thường pháp luật; không thể có tôn giáo hay bất kỳ tổ chức xã hội dân sự nào khác có thể đứng ngoài pháp luật. Thực tế đã chứng minh, Việt Nam đã và đang trở thành quốc gia nhận được sự tín nhiệm cao của cộng đồng quốc tế; là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016 và 2023 - 2025; các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam tham gia các hội nghị, các diễn đàn tôn giáo khu vực và quốc tế như: Đối thoại liên tín ngưỡng Á - Âu (ASEM); hợp tác liên tín ngưỡng giữa các nước của Phong trào Không liên kết… Thực tế trên là sự khẳng định mạnh mẽ của Việt Nam trong bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Hồng Dâng