Truy cập nội dung luôn

​Nga lần đầu tiên công bố bí mật vì sao Đức không thể sao chép Katyusha

09/05/2018 12:00    395

Có nhiều lúc chúng tôi phát điên vì hỏa lực tên lửa được phóng từ Xôviết, một sĩ quan Đức bị bắt cho biết, theo một báo cáo bằng văn bản về cuộc phản công của Hồng quân năm 1941. Ông đang nhắc đến Katyusha.

1. Sự Tuyệt mật của vũ khí

Katyusha được trình diện các quan chức tối cao Xôviết ngay trước cuộc chiến. Ban đầu, thiết bị có vài tên lửa gắn trên một xe tải đơn giản không mấy gây ấn tượng cho họ. Nhưng khi vũ khí bắn một loạt đạn, tất cả đều kinh ngạc. 

Người đầu tiên biểu lộ cảm xúc của mình là Bộ trưởng Quốc phòng Semyon Timoshenko, ông khiển trách cấp phó: “Tại sao đồng chí không báo cáo với tôi về việc có một loại vũ khí như thế này?”. 

Quyết định cuối cùng để sản xuất Katyusha được thực hiện một ngày trước khi Quân đội Đức vượt qua biên giới Xôviết vào ngày 21-6. Chỉ vài giờ trước cuộc chiến lãnh tụ Joseph Stalin “bật đèn xanh” sản xuất số lượng lớn vũ khí.

2.1.TB.09.05.2018.jpg

Hệ thống tên lửa Katyusha niềm tự hào-biểu tượng chiến thắng của Quân đội Nga. Ảnh: RT

Vũ khí mới là một sự phát triển bí mật. Mỗi hệ thống Katyusha được gắn một thiết bị nổ cho nên vũ khí có thể “tự phá hủy” trước khi quân đội Đức có cơ hội nào đó thu được nó. Các trung đoàn Katyusha được gọi là Lực lượng Pháo binh đảm bảo tính bí mật của hệ thống tên lửa.

2. Vũ khí “vô danh”

Tên chính thức của vũ khí là BM-13, BM là từ viết tắt theo tiếng Nga có nghĩa “cỗ máy chiến đấu” và 13 có nghĩa tên lửa có đường kính 13mm. Đơn vị thực nghiệm đầu tiên bao gồm 7 cỗ máy BM-13 dưới sự chỉ huy của Đại tá Ivan Flerov trong một trận chiến ở thành phố Orsha, Belarussia-cách phía Tây Moscow khoảng 500 km vào ngày 14-7-1941. Orsha là một trung tâm vận tải lớn bị Wehrmatch chiếm đóng.

Có nhiều binh sĩ và đạn dược tập trung ở đây. Trong lần đầu tiên sử dụng, Katyusha đã vượt qua mọi sự mong đợi của lãnh đạo quân đội Xôviết-trung tâm bị tàn phá. Các máy phóng tên lửa dội “bão lửa” khu vực và nhanh chóng rút đi. Chỉ huy Bộ Tổng tư lệnh Lực lượng Wehrmacht-Tướng Franz Halder viết trong nhật ký về sự kiện này:

2.2.TB.09.05.2018.jpg

Hệ thống có tên gọi chính thức là BM-13. Ảnh: RT

“Người Nga sử dụng một loại vũ khí cho đến nay chưa từng ai biết tên. Một trận bão đạn đốt cháy ga tàu Orsha, toàn bộ binh sĩ và thiết bị quân sự. Kim loại tan chay và mặt đất bị đốt cháy”.

3. Cực nhanh-cực nguy hiểm

Hiệu quả tàn phá và gây sốc cho kẻ thù là do khả năng Katyusha phóng hàng tấn đạn chỉ trong vài giây để bao trùm một khu vực rộng lớn. Hỏa lực của một Katyusha có thể so sánh với 70 khẩu pháo hạng nặng kết hợp. Tuy nhiên, không giống như pháo truyền thống, BM-13 có tính năng cơ động và có thể di chuyển nhanh giữa các điểm bắn. Điều đó giúp vũ khí khó bị kẻ thù theo dõi.

Tên lửa của Katyusha cũng được thiết kế để lại “dấu vết tối thiếu”, do đó khó có thể xác định vị trí và phản công. Từ năm 1942, vũ khí được gắn trên xe tải Studebaker của Mỹ mà Xôviết nhận được như một phần chương trình giảm nợ. Qúa mạnh mẽ và nhanh, Katyusha đã khiến kẻ thù hồn siêu phách tán.

Sau khi vũ khí mới chứng minh hiệu quả trong chiến đấu, nhiều đơn vị pháo binh mới được thành lập và hăng hái ra tiền tuyến tiêu diệt phát xít Đức. Katyusha trở thành một loại vũ khí phổ biến trong Quân đội Xôviết đồng thời là một trong những biểu tượng Chiến thắng Chủ nghĩa Phát xít tàn bạo trong Thế chiến II.

2.3.TB.09.05.2018.jpg

Đơn vị của Đại tá Flerov chuẩn bị tấn công Quân phát xít Đức ở Orsha. Ảnh: TASS

Đơn vị của Đại tá Flerov chiến đấu cho đến đầu tháng 10-1941 nhằm ngăn chặn Wehrmacht tấn công Moscow. Sau đó đơn vị của ông bị bao vây ở thành phố Vyazma cách phía Tây Moscow khoảng 300 km. Các chiến sĩ Hồng quân anh dũng chiến đấu ngoan cường đến giọt máu cuối cùng và phá hủy các cỗ máy chiến đấu để chúng không lọt vào tay kẻ thù. 

Quân phát xít Đức không thể bắt được bất kỳ thiết bị hoặc binh sĩ-vì đơn vị chiến đấu cho đến khi chiến sĩ cuối cùng hy sinh. Sau này, Đại tá Flerov và các chiến sĩ của ông được truy tặng tước phong Anh hùng Dân tộc Nga.

4. Đức thất bại trong việc tạo ra một bản sao

Người Đức điên cuồng tìm hiểu vũ khí mới của người Nga nhưng một thời gian dài họ không thể có Katyusha trong tay. Họ cho biết người Đức rất mong có một loại vũ khí tương tự và Tướng Otto Skorzeny được giao nhiệm vụ này. Nhưng khi cuối cùng Quân phát xít thu được Katyusha, chúng phát hiện ra rằng chúng không thể sao chép vũ khí. Người ta cho biết thứ người Đức không thể phát triển chính là loại thuốc súng đặc biệt được sử dụng trong các tên lửa của Xôviết.

2.4.TB.09.05.2018.jpg

Katyusha dội bão lửa tiêu diệt Quân phát xít Đức ở Orsha. Ảnh: TASS

Quân đội phát xít Đức cố tạo ra một hệ thống tương tự-Nebelwerfer-một loại pháo có 6 ống phóng. Tuy nhiên, nó không thể triển khai nhiều tên lửa như Katyusha, không có tính cơ động, tầm bắn ngắn hơn và sau khi bắn để lại vệt dài trên bầu trời để lộ vị trí. Người Đức đã thất bại hoàn toàn trong việc thiết kế ra hệ thống tên lửa để đáp trả lại Katyusha.

5. Tên cô gái "Katyusha"

Tại sao vũ khí được gọi là Katyusha? Vâng, Katyusha là một bài hát phổ biến vào thời điểm đó. Đó cũng là cái tên chung để chỉ một cô gái Nga mong chờ người yêu đang giữ biên cương tổ quốc.

Một câu chuyện khác cho biết chữ “K” được đặt trên khung máy vì được sản xuất bởi nhà máy Kominterm ở thành phố Vorohezh. Theo truyền thuyết thứ 3, Katyusha là tên bạn gái của một chiến sĩ Hồng quân.

Phạm Trúc (theo cand.com.vn)

02/05/2024

Nội dung trong file đính kèm 22/12/2023

Qua xác minh, N.guyễn T.hị L.ệ T.hương (sinh 1994, cư trú tại: xã Tịnh Long, TP Quảng Ngãi) Nhân viên tiếp thị sản phẩm trên cho biết: Khoảng 12h30' cùng ngày nhận yêu cầu từ L.ê T.ấn H.ải (sinh 1988, cư trú tại xã Nghĩa ‎Thuận, huyện Tư Nghĩa) - Quản lý sản phẩm N.. của nhãn hiệu N..., T.hương đến ‎Công ty TNHH MTV T.uyết K.a (88 B.à T.riệu, TP Quảng Ngãi) nhận sản phẩm đến Trường Tiểu học ‎Trần Văn Trà tiếp thị, gồm: 19 lốc sữa nhãn nhiều N... và 01 túi 50 gói thạch trái ‎cây N... (tặng kèm khi bán sữa).
Sau khi bán được 11 lốc sữa và tặng túi 50 gói ‎thạch rau cau, thì có nhiều học sinh sử dụng bị ngộ độc phải chuyển cấp cứu ‎tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi.‎
Ngay khi vụ việc xảy ra, Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp Quản lý thị trường, Y tế, Chi cục vệ sinh ATTP và CDC Quảng Ngãi điều tra, làm rõ.
Hiện Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh đang khám và theo dõi sức khỏe cho các em, chưa ghi nhận trường hợp nào chuyển biến nặng.
Vụ việc trên là bài học cảnh tỉnh về đồ ăn thức uống trước các cơ sở giáo dục khi bán cho học sinh sử dụng. Trước đó, ngày 02/12/2023, Giám đốc Công an tỉnh đã có Công văn số 6476/VC-PV01(TMCS) chỉ đạo Công an cơ sở tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý các hàng quán trước cổng trường mua bán các loại đồ ăn, thức uống không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nghi có chứa chất ma tuý./.

08/12/2023

I. Đối tượng tuyển chọn

Công dân Việt Nam, cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các bộ, ngành ở Trung ương và địa phương, hoặc sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu; học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp đại học hoặc có trình độ cao hơn, chuyên ngành công nghệ thông tin, tin học, điện tử viễn thông, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện - điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, điện công nghiệp.

II. Phương thức tuyển chọn: Xét tuyển

III. Số lượng cần tuyển

- 11 chỉ tiêu cán bộ công nghệ thông tin (Quản trị mạng; Máy chủ; Quản trị cơ sở dữ liệu; Phân tích dữ liệu; Phần mềm, ứng dụng).

- 01 chỉ tiêu cán bộ kỹ thuật (điện, điều hòa chính xác, ắc quy, bể dầu và phòng cháy, chữa cháy hệ thống công nghệ thông tin). 

*Toàn văn Thông báo xem tại file đính kèm./.

08/12/2023

Ba cảnh báo phát đi chưa ráo mực, ngày 03/12/2023, Công an tỉnh Quảng Ngãi tiếp nhận thủ đoạn mới lừa đảo trực tuyến bằng việc "điều chỉnh dữ liệu quốc gia cấp 2", cụ thể:

Khoảng 10h00' sáng ngày 03/12/2023, một người dân (gốc Quảng Ngãi) hiện cư trú ở TP. Hồ Chí Minh nhận được cuộc gọi từ số 0395.719.46... thông báo "dữ liệu cấp 2" do phường cập nhật chuyển lên quận bị nghẽn, đề nghị lên quận điều chỉnh, hoặc sẽ có người hỗ trợ qua zalo.

Khoảng 30' sau, có 02 số máy 0866.656.46..., 0394.999.24... giới thiệu là "nhân viên hướng dẫn" ở quận hỗ trợ người dân tải App "dichvucong" bằng cách đăng nhập Google tải "dichvucong.lgov.net" (Hình 1) với điều kiện máy smatphone có hệ điều hành Android.

Hình 1

Do máy smatphone người dân này không trùng hệ điều hành, nên mượn tạm máy của người cha ruột (mới nghỉ hưu, từ Quảng Ngãi vào thăm con) thao tác. 

Khi tải được ứng dụng, "nhân viên hướng dẫn" yêu cầu đăng nhập kích hoạt ứng dụng bằng số điện thoại cá nhân và tự tạo một mật khẩu (Hình 2).

Hình 2

Khi ứng dụng dichvucong.lgov.net được kích hoạt, máy hiện tỷ lệ % kích hoạt (Hình 3).

Hình 3

Kích hoạt xong, không liên lạc được với "nhân viên hướng dẫn" để làm bước tiếp theo.

Người cha nghi ngờ, kiểm tra lại tài khoản ngân hàng VCB trên máy smatphone thì toàn bộ 83 triệu tiền lương tích cóp đã mất.

Kiểm tra biến động tài khoản ngân hàng, thì thời điểm kích hoạt ứng dụng cũng là lúc hai lần tiền chuyển qua tài khoản ngân hàng của kẻ gian.

Vụ việc đang được kiểm tra, xác minh.

KHUYẾN CÁO:

1. Lực lượng Công an hỗ trợ người dân kích hoạt định danh điện tử VNeID trực tiếp.

2. Mọi trường hợp khi kích hoạt thì không có lỗi, trừ trường hợp người dân cung cấp sai số điện thoại hoặc thay số điện thoại thì phải đăng ký lại trực tiếp tại Đội CSQLHC về TTXH Công an cấp huyện hoặc báo trực tiếp cho Công an cấp xã để cấp xã báo Công an cấp huyện điều chỉnh, hoàn toàn không hỗ trợ qua cuộc gọi hay trang mạng xã hội nào. 

3. Mọi trường hợp thắc mắc về ứng dụng VNeID, người dân cần liên hệ với công an cơ sở nơi cư trú để được hỗ trợ./.

 

04/12/2023

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 2309

Tổng số lượt xem: 8167475