Truy cập nội dung luôn

​Những “mẹ mìn” thời công nghệ và hành trình lật tẩy của các trinh sát

10/06/2019 12:00    556

Lợi dụng mạng xã hội Facebook với khả năng tìm kiếm và kết nối cao, dễ dàng tạo lập tài khoản cũng như tham gia các hội, nhóm và chia sẻ thông tin qua đây, các đối tượng đã móc nối từ người có nhu cầu bán con đến những kẻ buôn người, tạo thành đường dây mua bán trẻ em xuyên biên giới.

“Mẹ mìn” gắn mác sinh viên, tài xế Grab

Trong vụ án mua bán người dưới 16 tuổi mà Công an quận Đống Đa (Hà Nội) vừa điều tra khám phá, khởi tố 6 đối tượng thì Nguyễn Trần Lan Anh (SN 1999), trú tỉnh Bình Phước nhưng ở trọ TP. Hồ Chí Minh là trẻ tuổi nhất, đồng thời đang là sinh viên một trường đại học. Nữ sinh này “bén duyên” với nghề “còi mồi” mua bán trẻ sơ sinh nhân một lần được người em gái 17 tuổi (quen khi đi tình nguyện) cầu cứu, nhờ tìm người để cho con trai vì trót “không chồng mà chửa”.

Sau khi Lan Anh đăng bài lên nhóm “Cho nhận con nuôi” thì gặp được “mẹ mìn” Huỳnh Thị Hồng (SN 1989, trú tỉnh Đắk Lắk; thuê trọ tại TP Hồ Chí Minh) chuyên mua trẻ sơ sinh bán sang Trung Quốc. Hồng “đồng ý nhận nuôi” và đưa cho mẹ bé 30 triệu đồng. Người mẹ “trút được gánh nặng” lại có 30 triệu đồng chi phí và bồi bổ sức khoẻ thì quá ưng ý, liền “lại quả” cho Lan Anh 2 triệu đồng.

Bản thân Lan Anh thấy việc môi giới bán các em bé cũng dễ, không mất nhiều thời gian, công sức mà vẫn có tiền nên sau lần đầu thành công lại tiếp tục vào các hội nhóm cho và nhận con nuôi trên mạng để tìm mối mới…

3.1.TB.10.06.2019.jpg

Lực lượng Công an bàn giao các cháu bé cho Trung tâm Bảo trợ trẻ em TP Hồ Chí Minh chăm sóc.

Trung tá Nguyễn Việt Phương, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự, Công an quận Đống Đa cho biết, sở dĩ các đối tượng như Lan Anh dễ dàng thuyết mục những người mẹ dứt ruột đẻ đau sẵn sàng bán con mình để lấy 20-30 triệu đồng là bởi trước lúc giao dịch với các mẹ thì các đối tượng đã có thời gian trò chuyện, tìm hiểu. Chúng tự bịa ra những câu chuyện éo le của bản thân, rằng đều vì điều kiện đang không sinh được con, hiếm muộn hay vô sinh… nên muốn nhận cháu bé về làm con nuôi, đồng thời khẳng định sẽ trực tiếp nuôi chứ không hề tiết lộ việc mang bán.

Về phía những người mẹ, hoặc là lỡ dính bầu với người yêu, hoặc sinh con ngoài giá thú, hoặc điều kiện kinh tế khó khăn, không thể nuôi con… thì cứ nghĩ mình đã tìm được những “người mẹ thứ hai” có thể cho con mình cuộc sống tốt hơn. Nào ngờ, đó toàn là những “mẹ mìn” trong đường dây buôn bán trẻ em xuyên quốc gia, chỉ nhằm trục lợi từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng từ mỗi đứa trẻ mua bán thành công.

Theo Thiếu tá Lê Trọng Hiếu, Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Đống Đa, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng với tính chất phức tạp nên các trinh sát gặp không ít khó khăn trong quá trình điều tra. Do các đối tượng trước khi mua bán các bé thì đã bàn bạc, thống nhất với các mẹ trên mạng xã hội hàng tháng trời, nên việc xác minh ra các bé và những người mẹ rất khó khăn, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

“Thông tin mà chúng tôi có được ban đầu rất mỏng các đối tượng thì không hợp tác. Phải bằng công tác vận động, thuyết phục, đấu tranh dần dần thì anh em mới triển khai được” – Thiếu tá Lê Trọng Hiếu nói. Rồi kể cả sau khi dựng lên nhóm đối tượng thì việc xác minh, làm rõ nhân thân từng bé và gia đình bố mẹ các bé hết sức khó khăn do nguyên tắc của các đối tượng qua mỗi lần giao dịch là đảm bảo bí mật, không hé lộ, khiến các trinh sát cứ phải lần tìm. Nhiều em bé là kết quả của những mối tình vụng trộm cho nên người mẹ không muốn tiết lộ thân phận, hoàn cảnh, gây khó khăn trong quá trình điều tra, xác minh…

Trong đường dây này, trừ Vũ Thị Phả (SN 1967), quê Hải Dương là người Việt Nam sinh sống ở Trung Quốc thì các đối tượng còn lại đều là người tỉnh ngoài đến thuê nhà trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, không ở cố định. Do đó, để lần tìm manh mối truy bắt các đối tượng thì các điều tra viên cũng đã tốn rất nhiều thời gian, công sức. Mỗi đối tượng nguỵ trang trong một “cái mác” khác nhau với nghề nghiệp riêng, chỉ hoạt động sôi nổi trên mạng xã hội thì lại dưới danh nghĩa những nickname Facebook.

Chẳng hạn cặp đôi Huỳnh Thị Hồng và Lê Hoàng Nhí (SN 1988), trú tỉnh Trà Vinh, thuê trọ ở quận 12 nhìn bề ngoài thì như những cặp vợ chồng bình thường. Hằng ngày người ta chỉ thấy Nhí chạy Grab kiếm sống chứ ít ai biết lại cùng vợ tham gia đường dây mua bán trẻ em. Hồng và Nhí hoàn cảnh cũng phức tạp, trước đây cùng làm sãi trong chùa, sau nảy sinh tình cảm nên bỏ ra ngoài thuê nhà ăn ở với nhau như vợ chồng.

Cả hai đã có một đứa con, đồng thời lúc bị bắt Hồng đang mang thai đứa thứ hai. Nghĩa là Hồng đã và đang làm mẹ, song vẫn sẵn sàng lừa dối những người mẹ khác để bán con họ sang Trung Quốc dưới danh nghĩa “nhận con nuôi”. Các đối tượng chỉ thấy cái lợi trước mắt là khoản tiền chênh lệch khi bán thành công một trẻ sơ sinh.

Khoá tay “bà trùm” khi về nước tìm nguồn “hàng”

Trung tá Nguyễn Việt Phương cũng cho hay, quá trình điều tra khám phá vụ án này các điều tra viên phải lăn lộn vào các tỉnh phía Nam xa xôi nhiều ngày, nhiều lần như: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Định, Bình Dương, Đắk Lắk, Quy Nhơn… để lần tìm manh mối, củng cố tài liệu chứng cứ kết hợp các dữ liệu để làm rõ hồ sơ đối tượng, đường dây.

Đặc biệt “bà trùm” Vũ Thị Phả có nhiều phương thức, thủ đoạn hoạt động hết sức tinh vi khiến các điều tra viên phải đấu trí, có chiêu thức lật tẩy phù hợp. Sau khi thực hiện trót lọt các phi vụ buôn bán trẻ em, Phả, Hồng và các đối tượng đã kết bạn qua ứng dụng Wechat để nói chuyện, thỏa thuận nếu mang được trẻ sơ sinh sang Trung Quốc cho Phả, Phả sẽ trả bé trai 180 triệu đồng, bé gái từ 70 đến 100 triệu đồng.

3.2.TB.10.06.2019.jpg

Các đối tượng trong vụ án.

Do đó các đối tượng càng nỗ lực tìm “hàng” gửi cho Phả để được hưởng tiền công cao hơn. Bản thân Phả sau khi nhận các bé thì sẽ bán lại cho người dân Trung Quốc, trong đó giá mỗi bé có thể lên tới 85.000 NDT (khoảng 260 triệu đồng).

Một điều tra viên cho biết, mỗi phi vụ mua bán trẻ em các đối tượng lại có cách thức trao đổi, giao dịch khác nhau và thủ đoạn thay đổi liên tục để tránh sự phát hiện, theo dõi của cơ quan chức năng. Chẳng hạn gần đây, khoảng đầu tháng 1-2019, thông qua hội cho nhận con trên Facebook, Huỳnh Thị Hồng biết một người muốn cho con trai vừa sinh, cần bồi dưỡng 20 triệu đồng nên đã liên hệ để nhận bé.

Ngày 10-1, Hồng liên lạc nhận bé trai nhưng không ra mặt mà nhờ Loan cầm tiền đi nhận thay. Hồng sau đó cũng thuê Loan bế bé sang Trung Quốc cho Phả, trả công 20 triệu đồng. Đêm 10-1, Loan bế bé trai đi máy bay ra Hà Nội, lên biên giới rồi theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc, đến phòng trọ giao cho Phả. Phả đã bán bé trai này cho người lái taxi rồi gửi trả vào tài khoản cho Hồng khoảng 88 triệu đồng.

Trước đó, khoảng tháng 9-2018, N.T.M.L. (SN 1993), trú tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đăng bài lên nhóm “Cho và nhận con nuôi” với nội dung sắp sinh con và muốn tìm người nuôi bé do cô quan hệ với một người đàn ông và có con ngoài ý muốn. Đầu tháng 1-2019, Hồng biết tin nên liên hệ nhận con, hứa bồi dưỡng cho L. 15 triệu đồng cùng tiền viện phí. Ngày 10-1, L. vào viện làm thủ tục sinh thì được Hồng thuê người vào chăm sóc chu đáo.

Ngày 15-1, L. ra viện thì vợ chồng Hồng Nhí đến thanh toán tiền như đã hứa và đón bé. Tuy nhiên “đi đêm lắm có ngày gặp ma”, khi cả hai mang bé gái về phòng trọ chăm sóc để chờ cơ hội bán lại thì bị Công an quận Đống Đa phát hiện. Cùng thời gian này, hai đối tượng khác trong đường dây là Nguyễn Thị Kim Loan (bạn Hồng) và Nguyễn Thị Kim Sa (cháu họ Loan) cũng kết nối với Hồng để đưa 1 bé gái mang sang Trung Quốc bán. Khi Loan và Sa đang gặp nhau tại một nhà nghỉ gần Sân bay Nội Bài để giao nhận cháu bé thì bị Công an quận Đống Đa phát hiện, bắt giữ.

Sau khi các “mắt xích” trong đường dây như Hồng, Lan Anh, Nhí, Loan, Sa lần lượt bị “chặt đứt”, Vũ Thị Phả đứng ngồi không yên vì nhu cầu trẻ sơ sinh bên bia biên giới vẫn rất nhiều. Mặt khác, do tuyến cửa khẩu Lạng Sơn thời gian gần đây bị kiểm tra ngặt nghèo nên Phả sau khi không tiếp nhận được các bé từ Việt Nam thì đã trực tiếp về Việt Nam, lên thẳng cửa khẩu Lào Cai liên hệ để làm đầu mối kết nối, đưa các bé qua đường này.

Sau khi có nguồn tin đối tượng xuất cảnh chui từ Trung Quốc về Việt Nam thì các trinh sát Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Đống Đa đã lập kế hoạch truy bắt. Lực lượng Công an sau đó đã bắt giữ Phả khi đối tượng đang có mặt tại quận Đống Đa, Hà Nội.

Quỳnh Vinh (theo cand.com.vn)

02/05/2024

Nội dung trong file đính kèm 22/12/2023

Qua xác minh, N.guyễn T.hị L.ệ T.hương (sinh 1994, cư trú tại: xã Tịnh Long, TP Quảng Ngãi) Nhân viên tiếp thị sản phẩm trên cho biết: Khoảng 12h30' cùng ngày nhận yêu cầu từ L.ê T.ấn H.ải (sinh 1988, cư trú tại xã Nghĩa ‎Thuận, huyện Tư Nghĩa) - Quản lý sản phẩm N.. của nhãn hiệu N..., T.hương đến ‎Công ty TNHH MTV T.uyết K.a (88 B.à T.riệu, TP Quảng Ngãi) nhận sản phẩm đến Trường Tiểu học ‎Trần Văn Trà tiếp thị, gồm: 19 lốc sữa nhãn nhiều N... và 01 túi 50 gói thạch trái ‎cây N... (tặng kèm khi bán sữa).
Sau khi bán được 11 lốc sữa và tặng túi 50 gói ‎thạch rau cau, thì có nhiều học sinh sử dụng bị ngộ độc phải chuyển cấp cứu ‎tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi.‎
Ngay khi vụ việc xảy ra, Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp Quản lý thị trường, Y tế, Chi cục vệ sinh ATTP và CDC Quảng Ngãi điều tra, làm rõ.
Hiện Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh đang khám và theo dõi sức khỏe cho các em, chưa ghi nhận trường hợp nào chuyển biến nặng.
Vụ việc trên là bài học cảnh tỉnh về đồ ăn thức uống trước các cơ sở giáo dục khi bán cho học sinh sử dụng. Trước đó, ngày 02/12/2023, Giám đốc Công an tỉnh đã có Công văn số 6476/VC-PV01(TMCS) chỉ đạo Công an cơ sở tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý các hàng quán trước cổng trường mua bán các loại đồ ăn, thức uống không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nghi có chứa chất ma tuý./.

08/12/2023

I. Đối tượng tuyển chọn

Công dân Việt Nam, cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các bộ, ngành ở Trung ương và địa phương, hoặc sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu; học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp đại học hoặc có trình độ cao hơn, chuyên ngành công nghệ thông tin, tin học, điện tử viễn thông, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện - điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, điện công nghiệp.

II. Phương thức tuyển chọn: Xét tuyển

III. Số lượng cần tuyển

- 11 chỉ tiêu cán bộ công nghệ thông tin (Quản trị mạng; Máy chủ; Quản trị cơ sở dữ liệu; Phân tích dữ liệu; Phần mềm, ứng dụng).

- 01 chỉ tiêu cán bộ kỹ thuật (điện, điều hòa chính xác, ắc quy, bể dầu và phòng cháy, chữa cháy hệ thống công nghệ thông tin). 

*Toàn văn Thông báo xem tại file đính kèm./.

08/12/2023

Ba cảnh báo phát đi chưa ráo mực, ngày 03/12/2023, Công an tỉnh Quảng Ngãi tiếp nhận thủ đoạn mới lừa đảo trực tuyến bằng việc "điều chỉnh dữ liệu quốc gia cấp 2", cụ thể:

Khoảng 10h00' sáng ngày 03/12/2023, một người dân (gốc Quảng Ngãi) hiện cư trú ở TP. Hồ Chí Minh nhận được cuộc gọi từ số 0395.719.46... thông báo "dữ liệu cấp 2" do phường cập nhật chuyển lên quận bị nghẽn, đề nghị lên quận điều chỉnh, hoặc sẽ có người hỗ trợ qua zalo.

Khoảng 30' sau, có 02 số máy 0866.656.46..., 0394.999.24... giới thiệu là "nhân viên hướng dẫn" ở quận hỗ trợ người dân tải App "dichvucong" bằng cách đăng nhập Google tải "dichvucong.lgov.net" (Hình 1) với điều kiện máy smatphone có hệ điều hành Android.

Hình 1

Do máy smatphone người dân này không trùng hệ điều hành, nên mượn tạm máy của người cha ruột (mới nghỉ hưu, từ Quảng Ngãi vào thăm con) thao tác. 

Khi tải được ứng dụng, "nhân viên hướng dẫn" yêu cầu đăng nhập kích hoạt ứng dụng bằng số điện thoại cá nhân và tự tạo một mật khẩu (Hình 2).

Hình 2

Khi ứng dụng dichvucong.lgov.net được kích hoạt, máy hiện tỷ lệ % kích hoạt (Hình 3).

Hình 3

Kích hoạt xong, không liên lạc được với "nhân viên hướng dẫn" để làm bước tiếp theo.

Người cha nghi ngờ, kiểm tra lại tài khoản ngân hàng VCB trên máy smatphone thì toàn bộ 83 triệu tiền lương tích cóp đã mất.

Kiểm tra biến động tài khoản ngân hàng, thì thời điểm kích hoạt ứng dụng cũng là lúc hai lần tiền chuyển qua tài khoản ngân hàng của kẻ gian.

Vụ việc đang được kiểm tra, xác minh.

KHUYẾN CÁO:

1. Lực lượng Công an hỗ trợ người dân kích hoạt định danh điện tử VNeID trực tiếp.

2. Mọi trường hợp khi kích hoạt thì không có lỗi, trừ trường hợp người dân cung cấp sai số điện thoại hoặc thay số điện thoại thì phải đăng ký lại trực tiếp tại Đội CSQLHC về TTXH Công an cấp huyện hoặc báo trực tiếp cho Công an cấp xã để cấp xã báo Công an cấp huyện điều chỉnh, hoàn toàn không hỗ trợ qua cuộc gọi hay trang mạng xã hội nào. 

3. Mọi trường hợp thắc mắc về ứng dụng VNeID, người dân cần liên hệ với công an cơ sở nơi cư trú để được hỗ trợ./.

 

04/12/2023

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1466

Tổng số lượt xem: 7996696