Truy cập nội dung luôn

Báo động tình trạng tâm thần vì "nghiện" facebook

06/09/2017 12:00    428

Để hút nhiều "like", "comment", "share" trên trang cá nhân facebook của mình, rất nhiều bạn trẻ đã không từ chiêu trò nào. Họ sẵn sàng cởi đồ, khoe thân, nhảy cầu, nhảy nhà cao tầng, thậm chí còn tự thiêu để đạt mục đích.

Hiện tượng "sống ảo" này đang có xu hướng ngày một gia tăng. Mới đây Bệnh viện Bạch Mai bất ngờ công bố, nhiều bạn trẻ phải nhập viện để điều trị bệnh "nghiện" facebook với những biểu hiện trầm cảm, co giật…

Tâm thần vì nghiện facebook

Với sức lan tỏa, tiện ích và sự hấp dẫn của nó, facebook đang trở nên hot hơn bao giờ hết, ai cũng tạo cho mình một tài khoản riêng. Điều đặc biệt, người chơi facebook đang có xu hướng trẻ hóa, có những em nhỏ chỉ mới là học sinh tiểu học cũng coi facebook như một món ăn tinh thần không thể thiếu. Rõ ràng facebook đang trở thành chất gây nghiện cực kỳ nguy hiểm cho giới trẻ.

Mới đây T.S Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai đã công bố, Viện đã tiếp nhận rất nhiều ca tư vấn khi có các bệnh lý đồng diễn hoặc hậu quả của quá trình nghiện facebook nói riêng cũng như mạng xã hội nói chung.

5.1.TB.06.09.2017.jpg

Nhiều bạn trẻ coi "like", "comment" là một khoái cảm.

Các bệnh nhân đến Viện đều có nhu cầu điều trị trầm cảm, tâm thần phân liệt có yếu tố liên quan đến việc dùng facebook. Đặc biệt hơn là các bệnh nhân đều có tuổi đời rất trẻ. Chủ yếu là các bạn học sinh, sinh viên, thậm chí có cả học sinh tiểu học.

Những trường hợp mà T.S Phương đưa ra khiến mọi người không khỏi giật mình. Cách đây không lâu, Viện đã tiếp nhận một nam học sinh đang học lớp 8 (14 tuổi) nhập viện với các biểu hiện co giật phân ly.

Qua tìm hiểu thì được biết, cháu bé có tiền sử sử dụng mạng facebook rất nhiều. Trừ thời gian trên lớp, học sinh này dành toàn bộ thời gian vào việc dùng facebook. Chỉ cần đi học về nhà, không kịp thay quần áo, cháu lao vào phòng đóng cửa và liên tục dùng facebook nói chuyện với bạn bè.

Thấy việc sử dụng quá nhiều ảnh hưởng đến tinh thần của con, bố mẹ đã kiên quyết cấm. Tuy nhiên ngay sau khi cấm, cháu bỗng xuất hiện các cơn co giật. Khi cho sử dụng lại điện thoại và truy cập facebook, học sinh này lại bình thường và có phần rất phấn khích. "Sau khi kiểm tra, các bác sĩ phát hiện các cơn co giật xuất phát từ việc cháu không được dùng facebook.

Chúng tôi phải có những tư vấn cho gia đình, có cách phân bổ thời gian phù hợp khi cháu sử dụng điện thoại và mạng xã hội. Viện tôi không chỉ tiếp nhận trường hợp này mà còn rất nhiều các cháu bé nghiện sử dụng facebook. Các bệnh nhân này thường không chịu làm gì, ngại giao tiếp thực tế, chỉ tập trung "sống ảo" trên các trang mạng xã hội" - T.S Phương chia sẻ.

Đã có rất nhiều bệnh nhân thứ phát có căn nguyên từ nghiện internet. Mới đây một bệnh nhân tên Nam (Đại Từ - Thái Nguyên) mới 20 tuổi, đang là sinh viên một trường đại học tại Hà Nội, bị đuổi học vì ham games, mạng xã hội. Nam trở về quê nhưng tinh thần thì vô cùng khác lạ, hằng ngày em không làm việc gì, rơi vào trạng thái thơ thẩn, tìm chỗ vắng vẻ ngồi thu mình, không chịu giao tiếp với ai. Thời gian thơ thẩn khoảng 5- 6 tiếng.

"Thời gian Nam trầm cảm đúng vào những lúc em thường dùng máy tính nhất. Khi ở quê không được dùng máy tính nên em rơi vào trạng thái đó.Nghiện facebook nghĩa là dành quá nhiều thời gian trên facebook, sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động quan trọng trong cuộc sống như làm việc, học tập, giao lưu với bạn bè, chia sẻ tâm tư tình cảm với người thân. Còn nếu sử dụng facebook có mục đích rõ ràng thì không được gọi là nghiện" - bác sĩ Lê Thu Hà, Trưởng khoa Điều trị Nghiện chất, Bệnh viện Bạch Mai cho biết.

Làm mọi thứ ngu xuẩn để câu "like"

Chúng ta chẳng còn lạ lẫm gì với hình ảnh tại những quán cà phê, trà đá vỉa hè, thậm chí trên bàn ăn mọi người ngồi chung một bàn nhưng dường như không ai nói chuyện gì mà chỉ chăm chăm vào chiếc điện thoại của mình. Rõ ràng nhu cầu giao tiếp thực, bạn bè thực không còn quan trọng bằng giao tiếp ảo với những người bạn ảo.

Anh Nguyễn Văn Chung (nhân viên văn phòng tại phố Bà Triệu, Hà Nội) chia sẻ: "Rủ nhau đi uống cà phê là một thói quen từ rất lâu của mọi người. Tuy nhiên khi đến quán ngồi thì mọi người nói chuyện với nhau rất ít, thậm chí câu chuyện cũng rất nhạt nhẽo.

Ai cũng chỉ chăm chú vào điện thoại, lướt facebook. Họ chỉ cười với nhau khi đọc được một trạng thái, xem được một tấm ảnh, hay một clip độc đáo được chia sẻ trên facebook. Nếu có nói chuyện với nhau cũng chỉ xoay quanh facebook, nào là con đó xấu mà hay tự sướng, hay nhà nó sướng thế liên tục khoe ảnh đi du lịch, khoe ảnh ăn khách sạn…".

Người ta vẫn nói với nhau, họ nghiện facebook vì họ tôn thờ "like", họ thấy khoái cảm khi nhiều "comment". Chính vì thế nhiều bạn trẻ nghĩ ra những trò chẳng giống ai để câu "like". Tháng 11-2016, cư dân mạng hoảng hồn khi một thanh niên 21 tuổi, sống tại TP Hồ Chí Minh, sở hữu trang cá nhân có cả trăm nghìn lượt người theo dõi, đã hùng hồn tuyên bố sẽ nhảy từ tầng 4 tòa nhà Bitexco nếu có đủ một triệu người bấm "like".

Chỉ sau tuyên bố ấy, vài ba ngày sau đã có tới ba triệu lượt người xem video, hơn 300 nghìn lượt "like". Như thể một khoái cảm không thể từ bỏ, thanh niên này tiếp tục "tự thiêu" hóa thành ngọn đuốc sống và nhảy cầu để thực hiện lời hứa khi bức ảnh của mình nhận được 40.000 lượt "like".

Thế rồi, giới truyền thông lại được một phen hú hồn khi một cô bé mới 13 tuổi ở Khánh Hòa hứa đổ xăng đốt trường sau khi đủ một nghìn like trên facebook. Việc làm ngu xuẩn này khiến cô bé bị bỏng nặng và phải nhập viện. Sự thực của việc này là do cô bé bị dọa đánh, họ mua xăng ép đốt trường. Cô bé 13 tuổi quá hoảng loạn nên phải bỏ trốn.

Đó là những trường hợp nổi lên trên truyền thông, còn vô số những cách câu "like" ngông cuồng, bệnh hoạn chẳng giống ai của nhiều bạn trẻ. Như "Nếu được 500.000 like và 20.000 lượt share sẽ cởi hết quần áo nhảy xuống sông"; "Đủ 10.000 like sẽ tung ảnh khỏa thân cùng bạn trai"; "1.000 bình luận, 2.000 lượt chia sẻ để xem video lột đồ".

Những tưởng đó chỉ là thế giới ảo, những người này nói vậy để nhằm mục đích gây ấn tượng trên mạng xã hội, họ đã làm thật! Không ngại ngần quay lại clip đã thực hiện, sau đó đẩy lên trang cá nhân.

5.2.TB.06.09.2017.jpg

Ts Nguyễn Doãn Phương cho rằng, chơi nhiều facebook khiến mọi người ngại giao tiếp thực tế, tập trung sống ảo.

Thậm chí họ còn sử dụng ứng dụng livestream facebook để  phát trực tiếp, khẳng định "người thật việc thật". Sau những hành động đó họ sung sướng, hả hê, ảo tưởng mình là người nổi tiếng, quan trọng, "dám chơi dám chịu".

Có thể thấy, trào lưu câu "like" đã vượt quá tầm kiểm soát, nó đã trở thành sự cổ súy cho những những hành động ngu xuẩn, bồng bột. Đôi khi những cú click chuột vào nút "like" đã đẩy người khác vào chỗ chết.

Bác sĩ Lê Thu Hà, Trưởng khoa Điều trị Nghiện chất chia sẻ cách để tự kiểm tra "nghiện" facebook:

Để kiểm tra bản thân có bị nghiện, lệ thuộc facebook hay không, có thể dùng thang đo nghiện facebook được phát triển bởi các nhà nghiên cứu Nauy. Bản kiểm tra bao gồm sáu câu hỏi. Người trả lời mỗi câu hỏi trong thang từ 1-5 điểm: Rất hiếm khi, hiếm khi, thỉnh thoảng, thường xuyên, và rất thường xuyên. Điểm số từ 24 điểm trở lên được xem là nghiện.

Bạn dành nhiều thời gian suy nghĩ về Facebook hoặc lên kế hoạch sử dụng nó? - Bạn cảm thấy một sự thúc giục sử dụng Facebook càng ngày càng nhiều. Bạn sử dụng Facebook để quên đi các vấn đề cá nhân. Bạn đã cố gắng cắt giảm việc sử dụng Facebook mà không thành công. Bạn trở nên bồn chồn hoặc gặp rắc rối nếu bạn bị cấm sử dụng Facebook. Bạn sử dụng Facebook rất nhiều, đến nỗi nó đã có một tác động tiêu cực đến công việc và học tập của bạn.

Rất nhiều bác sĩ tâm thần, các chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng, chưa có nghiên cứu cho ra thuốc điều trị nghiện facebook. Chỉ khi bệnh nhân có các biểu hiện đồng diễn, mất ngủ, trầm cảm… thì các bác sĩ mới bắt đầu điều trị và cho sử dụng thuốc.

"Nghiện facebook có hậu quả khôn lường, nó sẽ phát sinh ra bệnh như mất ngủ, trầm cảm. Đặc biệt hơn nữa, các kỹ năng về xã hội sẽ dần mất đi, giảm sút các mối quan hệ thật, hiệu suất công việc và học tập sẽ giảm mạnh. Đã có nhiều trường hợp dẫn đến nghiện các chất kích thích như ma túy, rượu… Nghiện facebook có nghĩa là dành quá nhiều thời gian vào nó" - bác sĩ Lê Thu Hà chia sẻ.

Chứng “nghiện” Facebook có ảnh hưởng tới chất xám tương tự như cocaine

Khảo sát của Ditch the Label, Anh tiến hành từ tháng 11-2016 đến 28-2-2017 cho thấy khoảng 60% trong số 10.000 thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 12 đến 20 khẳng định sẽ không thể ngừng dùng mạng xã hội trong 24 giờ.

Theo Telegraph, một nghiên cứu mới đây cho thấy Instagram là mạng xã hội có tác động tồi tệ nhất tới sức khỏe tâm thần của giới trẻ. Kết quả khảo sát 1.479 thanh niên trong độ tuổi từ 14 đến 24, cho thấy Instagram có tác động tích cực về mặt tự bày tỏ và tự định vị bản thân nhưng có thể tác động tiêu cực tới hình ảnh cơ thể, giấc ngủ và nỗi sợ bị bỏ lỡ.

Bên cạnh đó, nhiều người trẻ nói rằng họ cảm thấy "hoảng sợ và ốm yếu về thể chất" nếu họ không đăng hàng chục bức ảnh "tự sướng" trên Facebook trong một ngày. Trong thực tế, chứng nghiện Facebook thể hiện trong kết quả scan não bộ cho thấy có ảnh hưởng tới chất xám tương tự như cocaine.   

Song Anh (theo cand.com.vn)

02/05/2024

Nội dung trong file đính kèm 22/12/2023

Qua xác minh, N.guyễn T.hị L.ệ T.hương (sinh 1994, cư trú tại: xã Tịnh Long, TP Quảng Ngãi) Nhân viên tiếp thị sản phẩm trên cho biết: Khoảng 12h30' cùng ngày nhận yêu cầu từ L.ê T.ấn H.ải (sinh 1988, cư trú tại xã Nghĩa ‎Thuận, huyện Tư Nghĩa) - Quản lý sản phẩm N.. của nhãn hiệu N..., T.hương đến ‎Công ty TNHH MTV T.uyết K.a (88 B.à T.riệu, TP Quảng Ngãi) nhận sản phẩm đến Trường Tiểu học ‎Trần Văn Trà tiếp thị, gồm: 19 lốc sữa nhãn nhiều N... và 01 túi 50 gói thạch trái ‎cây N... (tặng kèm khi bán sữa).
Sau khi bán được 11 lốc sữa và tặng túi 50 gói ‎thạch rau cau, thì có nhiều học sinh sử dụng bị ngộ độc phải chuyển cấp cứu ‎tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi.‎
Ngay khi vụ việc xảy ra, Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp Quản lý thị trường, Y tế, Chi cục vệ sinh ATTP và CDC Quảng Ngãi điều tra, làm rõ.
Hiện Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh đang khám và theo dõi sức khỏe cho các em, chưa ghi nhận trường hợp nào chuyển biến nặng.
Vụ việc trên là bài học cảnh tỉnh về đồ ăn thức uống trước các cơ sở giáo dục khi bán cho học sinh sử dụng. Trước đó, ngày 02/12/2023, Giám đốc Công an tỉnh đã có Công văn số 6476/VC-PV01(TMCS) chỉ đạo Công an cơ sở tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý các hàng quán trước cổng trường mua bán các loại đồ ăn, thức uống không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nghi có chứa chất ma tuý./.

08/12/2023

I. Đối tượng tuyển chọn

Công dân Việt Nam, cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các bộ, ngành ở Trung ương và địa phương, hoặc sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu; học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp đại học hoặc có trình độ cao hơn, chuyên ngành công nghệ thông tin, tin học, điện tử viễn thông, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện - điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, điện công nghiệp.

II. Phương thức tuyển chọn: Xét tuyển

III. Số lượng cần tuyển

- 11 chỉ tiêu cán bộ công nghệ thông tin (Quản trị mạng; Máy chủ; Quản trị cơ sở dữ liệu; Phân tích dữ liệu; Phần mềm, ứng dụng).

- 01 chỉ tiêu cán bộ kỹ thuật (điện, điều hòa chính xác, ắc quy, bể dầu và phòng cháy, chữa cháy hệ thống công nghệ thông tin). 

*Toàn văn Thông báo xem tại file đính kèm./.

08/12/2023

Ba cảnh báo phát đi chưa ráo mực, ngày 03/12/2023, Công an tỉnh Quảng Ngãi tiếp nhận thủ đoạn mới lừa đảo trực tuyến bằng việc "điều chỉnh dữ liệu quốc gia cấp 2", cụ thể:

Khoảng 10h00' sáng ngày 03/12/2023, một người dân (gốc Quảng Ngãi) hiện cư trú ở TP. Hồ Chí Minh nhận được cuộc gọi từ số 0395.719.46... thông báo "dữ liệu cấp 2" do phường cập nhật chuyển lên quận bị nghẽn, đề nghị lên quận điều chỉnh, hoặc sẽ có người hỗ trợ qua zalo.

Khoảng 30' sau, có 02 số máy 0866.656.46..., 0394.999.24... giới thiệu là "nhân viên hướng dẫn" ở quận hỗ trợ người dân tải App "dichvucong" bằng cách đăng nhập Google tải "dichvucong.lgov.net" (Hình 1) với điều kiện máy smatphone có hệ điều hành Android.

Hình 1

Do máy smatphone người dân này không trùng hệ điều hành, nên mượn tạm máy của người cha ruột (mới nghỉ hưu, từ Quảng Ngãi vào thăm con) thao tác. 

Khi tải được ứng dụng, "nhân viên hướng dẫn" yêu cầu đăng nhập kích hoạt ứng dụng bằng số điện thoại cá nhân và tự tạo một mật khẩu (Hình 2).

Hình 2

Khi ứng dụng dichvucong.lgov.net được kích hoạt, máy hiện tỷ lệ % kích hoạt (Hình 3).

Hình 3

Kích hoạt xong, không liên lạc được với "nhân viên hướng dẫn" để làm bước tiếp theo.

Người cha nghi ngờ, kiểm tra lại tài khoản ngân hàng VCB trên máy smatphone thì toàn bộ 83 triệu tiền lương tích cóp đã mất.

Kiểm tra biến động tài khoản ngân hàng, thì thời điểm kích hoạt ứng dụng cũng là lúc hai lần tiền chuyển qua tài khoản ngân hàng của kẻ gian.

Vụ việc đang được kiểm tra, xác minh.

KHUYẾN CÁO:

1. Lực lượng Công an hỗ trợ người dân kích hoạt định danh điện tử VNeID trực tiếp.

2. Mọi trường hợp khi kích hoạt thì không có lỗi, trừ trường hợp người dân cung cấp sai số điện thoại hoặc thay số điện thoại thì phải đăng ký lại trực tiếp tại Đội CSQLHC về TTXH Công an cấp huyện hoặc báo trực tiếp cho Công an cấp xã để cấp xã báo Công an cấp huyện điều chỉnh, hoàn toàn không hỗ trợ qua cuộc gọi hay trang mạng xã hội nào. 

3. Mọi trường hợp thắc mắc về ứng dụng VNeID, người dân cần liên hệ với công an cơ sở nơi cư trú để được hỗ trợ./.

 

04/12/2023

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1578

Tổng số lượt xem: 8198986