Truy cập nội dung luôn

CHƯƠNG II- PHẦN II: Đấu tranh chống chiến tranh gián điệp... (tiếp theo)

30/12/2009 12:00    3005

Lịch sử công an tỉnh Quảng Ngãi

II   ĐẤU TRANH CHỐNG CHIẾN TRANH GIÁN ĐIỆP TRẤN ÁP PHẢN CÁCH MẠNG VÀ CÁC LOẠI TỘI PHẠM, GÓP PHẦN BẢO VỆ VỮNG CHẮC VÙNG TỰ DO   (1950 - 1952)   Từ cuối năm 1949 bước sang đầu năm 1950, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ, giành nhiều thắng lợi to lớn cả về chính trị, quân sự và ngoại giao. Càng đẩy mạnh chiến tranh, thực dân Pháp càng thua đau trên các chiến trường, càng lúng túng và suy yếu. Trước đà suy sụp của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ nhảy vào can thiệp, hòng dần thay chân Pháp. Chiến dịch biên giới Thu - Đông 1950 đánh dấu bước trưởng thành lớn của Đảng trong việc lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh, làm thay đổi cơ bản cục diện chiến trường giữa ta và địch. Phong trào cách mạng ở các vùng tự do Liên khu V lớn mạnh không ngừng. Hòng cứu vãn thất bại, xoay chuyển tình thế, thực dân Pháp tăng cường hoạt động chiến tranh gián điệp, phá hoại cơ sở hạ tầng kháng chiến của nhân dân ta. Tại Đà Nẵng và các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, quân Pháp lập ra các cơ quan chuyên trách chỉ đạo hoạt động gián điệp, vạch kế hoạch đánh phá các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên… Về tình báo, có cơ quan mật thám liên bang và tình báo an ninh. Tất cả đều nhằm phục vụ ý đồ tiến công, chiếm đóng vùng tự do Liên khu V. Thực dân Pháp tăng cường các hoạt động do thám gián điệp, phá hoại bằng máy bay, pháo hạm, mở nhiều cuộc càn quét ở miền núi, ven biển Liên khu V, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản của nhân dân hòng hạn chế sự chi viện của hậu phương đối với tiền tuyến; tăng cường kiểm soát, bắt bớ những người qua lại giữa hai vùng nhằm ngăn chặn việc đưa hàng từ vùng tạm bị chiếm ra vùng tự do. Đồng thời chúng ra sức câu móc với các thế lực phản động trong các tôn giáo, nhất là đạo Thiên chúa, lợi dụng đức tin của giáo dân mua chuộc, lôi kéo, xúi giục thanh niên ra vùng tạm bị chiếm làm tay sai cho chúng hoặc sử dụng số này vào việc gây rối an ninh, trật tự gây bạo loạn từ bên trong, phục vụ âm mưu tiến công lấn chiếm vùng tự do của ta. Đối với vùng ven biển Quảng Ngãi, chúng cho biệt kích giả làm ngư dân dùng ghe thuyền chạy sát bờ, sử dụng người địa phương, trà trộn trong số đồng bào bị chúng bắt hoặc tản cư trở về xâm nhập nội địa ta để dò la tin tức, thu thập tình báo hoặc bắt cóc, ám sát cán bộ, dân quân hoặc phối hợp với các lực lượng quân sự mở các cuộc hành quân cướp bóc, đốt phá. Chúng tung các toán gián điệp, biệt kích nhảy dù xuống những nơi hẻo lánh, thưa dân cư, vùng Thiên chúa giáo hay những nơi có bọn phản động cũ để móc nối xây dựng cơ sở, điều tra tình hình các đơn vị vũ trang, cơ quan, kho tàng… tiến hành các hoạt động phục kích, phá hoại, bắn giết cán bộ, chiến sỹ hoặc chỉ điểm cho máy bay oanh tạc, dọn đường cho những cuộc hành quân lấn chiếm. Sau khi chiếm được Nam Bộ, quân Pháp đã tràn lên Tây Nguyên, đóng chi khu quân sự tại KonPlông ở phía bắc tỉnh Kon Tum, uy hiếp trực tiếp vùng tự do Liên khu V cả bốn phía (quân Pháp đã chiếm từ Bắc sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam trở ra (ở phía bắc), từ Phú Yên trở vào (ở phiá nam) và hoạt động của hải quân Pháp phía biển Đông). Hai tỉnh hoàn toàn tự do - Quảng Ngãi và Bình Định nằm giữa vòng vây quân địch, trở thành mục tiêu đánh chiếm bằng mọi giá của Pháp nhằm nối liền các khu vực chúng đã chiếm đóng từ Đà Nẵng tới Khánh Hoà và vùng cực Nam, tiến tới chiếm đóng toàn bộ Nam Trung Bộ. Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ VI, từ ngày 14 đến 18/9/1949 đã ra nghị quyết về “công tác phòng gian và trừ gian” qui định: “Các cấp, các ngành chuyên môn tuyển nhân viên phải điều tra lý lịch cẩn thận và khi đề bạt không những xét những thành tích mà cũng cần xét lại các lý lịch của người sắp được đề bạt. Các cấp chính quyền cần chú ý đến công tác phòng gian và trừ gian. Vạch cho dân chúng hiểu nhiệm vụ phải phòng gian. Khen thưởng dân chúng hoặc nhân viên đã khám phá được những tổ gian”. Đến tháng 6/1949, Công an Quảng Ngãi mới chỉ thành lập Tổ Phản gián đường dài (còn gọi là Phòng điệp), trực thuộc Ban Bảo vệ chính trị. Tuy nhiên, do nhận thức chưa sâu sắc nên bộ máy còn sơ sài, chỉ có một thư ký phụ trách, trực thuộc Ban Điều tra và lấy tên là “Phòng điệp”, vừa chuyên trách nghiên cứu vừa giúp kế hoạch cho các quận Công an. Tuy vậy, Phòng điệp không làm được nhiệm vụ tổng kết tình hình, rút kinh nghiệp vì không xuất phát từ thực tế công tác mà chỉ việc sao lục tài liệu, tin tức của cấp trên chuyển xuống cấp dưới. Hoạt động phòng điệp thực tế chỉ do các quận Công an đảm nhận cùng với các xã. Cuối năm 1949, bộ phận Phòng điệp được củng cố hơn và trực thuộc Ban Điều tra, với một cán bộ phụ trách và 6 di động viên. Bộ phận này chuyên lo việc tổ chức cơ sở, phân khu vực phụ trách để nắm tình hình ở các huyện, bố trí theo dõi những vụ tình nghi gián điệp. Từ đây, bộ phận này đã có chương trình hoạt động. Tuy nhiên, trở ngại không nhỏ là nhân viên hoạt động thiếu khả năng, chưa có nhận thức, quan niệm rõ ràng, rành mạch về chức năng, nhiệm vụ mình phụ trách. Lĩnh vực công tác của đội Di động chính trịDi động phản gián chưa được phân biệt rõ rệt. Cũng do nhận thức, giữa bộ phận Phòng điệp và đội Di động chưa có sự liên hệ, phối hợp trong công tác nên sau đó, Ty đã nhập chung hai bộ phận vào Ban Điều tra. Công tác phản gián bị xem nhẹ vì thiếu sự quan tâm, lãnh đạo của cấp trên. Sang đầu năm 1950, Ty Công an Quảng Ngãi thành lập và tập trung củng cố, tăng cường Ban Chính trị và Ban Tư pháp, giải tán Ban điều tra. Với nhận thức ban đầu đơn giản nên trong Ban Chính trị không có bộ phận Phản gián mà chỉ có Văn thư, Nghiên cứu và bộ phận Chất cung (hỏi cung, chất vấn). Vụ Sơn Hà bùng nổ, Ban Chính trị lại gộp tất cả lực lượng lo giải quyết vụ này nên công tác phản gián bị bỏ bê một thời gian (khoảng 3, 4 tháng). Giai đoạn này, Công an Quảng Ngãi đề ra khẩu hiệu: “Tất cả cho Sơn Hà”. Từ nhận thức coi nhẹ cộng với việc thiếu lực lượng và khả năng nên công tác bố phòng vùng đồng bằng không được củng cố, công tác phản gián không có người phụ trách. Tháng 5/1950, Sơn Hà tạm yên, cán bộ, nhân viên công tác tại Sơn Hà lần lượt về lại đồng bằng và Ban Chính trị lại được củng cố, tăng cường. Sau cuộc hội nghị kiểm thảo kết quả công tác 6 tháng đầu năm, trên cơ sở nhận thức tình hình thế giới, trong nước có những biến chuyển tích cực, có lợi cho công cuộc kháng chiến của ta, với nhiệm vụ chung là “Gấp rút tiến tới tổng phản công”, Ty Công an Quảng Ngãi lại đề ra chủ trương công tác cho sáu tháng cuối năm 1950 là tập trung “Tích cực phản gián, phá nội phản”.  Sau những thiệt hại về người và tài sản do máy bay địch đánh phá, đặc biệt sau hội nghị của Thường vụ Liên khu V (tháng 9/1950), công tác phòng gian, phản gián mới thực sự được chú trọng. Đến tháng 8/1950, Phòng điệp gọi là Tiểu ban Phòng điệp có Trưởng Tiểu ban phụ trách, trực thuộc Ban Chính trị, chịu sự chỉ đạo chung của Trưởng ban Chính trị. Tiểu ban Phòng điệp có các phần hành: Phần tĩnh : Văn thư: Một thư ký chịu trách nhiệm, giúp trưởng Tiểu ban về mọi mặt; liên lạc với các phần hành khác trong việc tổng kết, làm báo cáo; tham chiếu công văn, tài liệu; giữ mật quĩ, mật mã, tiếp phát công văn cho các phần hành trong Tiểu ban; lập lý lịch, giữ hồ sơ các cơ sở, điệp viên của Tiểu ban; quán xuyến và làm tất cả mọi việc thuộc văn thư. Một thư ký phụ trách sổ theo dõi tình nghi gián điệp; tổng kết các vụ bắn phá, hành quân, sưu sách… của địch. Một cán bộ phụ trách nghiên cứu kế hoạch tổ chức các hoạt động, kế hoạch phản gián vùng tự do, chuẩn bị cho tác chiến ngoài nhân dân, các đô thị, các cứ điểm, nội bộ các cơ quan, kế hoạch đề phòng nội gián; vạch kế hoạch xây dựng và phát triển phong trào phòng gian nhân dân, nuôi dưỡng hậu bị quân (như: Trật tự xã, lân gia liên bảo v.v…), kế hoạch phản gián ở các thị trấn, cửa biển… Một thư ký khai thác, hỏi cung, lập hồ sơ truy tố và chịu trách nhiệm việc can cứu, giam giữ những người tình nghi gián điệp. Phần tuyên truyền, huấn luyện do Trưởng Tiểu ban kiêm nhiệm phụ trách có nhiệm vụ: tuyên truyền, giáo dục sự kiểm soát, phòng gian ngoài nhân dân, trong các cơ quan Chính phủ, các đoàn thể; đúc kết, khai thác tài liệu để huấn luyện và phổ biến kinh nghiệm phòng gian bảo mật. Phần động : Gồm 10 di động viên, có một cán bộ lo chuyên trách về việc nội bộ, do Trưởng Tiểu ban điều hành. Bộ phận này lại được chia làm hai phần khác nhau: Một bộ phận gồm 3 di động viên chuyên lo bố trí, gây cơ sở trong nội bộ các cơ quan đoàn thể, các công sở, trường học, cơ xưởng, xí nghiệp… Bộ phận thứ hai gồm 7 người. Trong đó, 4 người chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở ở thị trấn, cửa biển, nhà ga, những nơi có nhiều quan hệphức tạp… và ba di động viên còn lại túc trực tại Tiểu ban để lo công tác thường xuyên hoặc đột xuất, bố trí theo dõi, đấu tranh với những vụ tình nghi gián điệp.  Phần đông số di động viên phản gián là những học sinh trẻ tuổi mới vào ngành công an thiếu lý luận và kinh nghiệm, phải vừa học vừa làm. Sự phối hợp giữa phản gián và các bộ phận khác trong Ban Chính trị bắt đầu đi dần vào nề nếp. Trong thời gian này, Công an Quảng Ngãi đã bố trí bắt gọn ổ gián điệp do tên Hoàng Bá Thảo cầm đầu, khi chúng đang tiến hành các hoạt động điều tra tình hình và chỉ điểm cho máy bay đánh phá các mục tiêu quân sự của ta tại huyện Sơn Tịnh. Toà án quân sự Liên khu V đã mở phiên toà xét xử công khai, tuyên án tử hình tên Hoàng Bá Thảo (1). Hội nghị cán bộ toàn quốc lần thứ ba (từ ngày 21/01 đến ngày03/02/1950) do Ban Chấp hành Trung ương Đảng triệu tập đã đánh giá tình hình mọi mặt trong thời gian qua và xác định nhiệm vụ cơ bản trong giai đoạn kháng chiến mới là: “Gấp rút hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công”, khẩn trương thực hiện tổng động viên trong cả nước với khẩu hiệu: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. Tổng động viên nhân - vật - tài - lực để cung ứng chu tất cho tiền tuyến, phát động nhân dân chiến tranh mạnh mẽ, ra sức cải thiện nhân sinh là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn quân và dân ta lúc nay. Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Đảng, Công an Quảng Ngãi đề ra Chương trình công tác năm 1950 cho toàn lực lượng là: 1. Tổ chức lưới phản gián và triệt để bao vây kinh tế địch để phát động nhân dân chiến tranh là trọng tâm công tác. 2. Góp sức với chính quyền, dân vận trong việc củng cố Mặt trận Dân tộc thống nhất để động viên. 3. Triệt để bài trừ buôn lậu, giúp cho các ngành kinh tế chỉ huy phát triển, thực hiện bình giá thị trường để cải thiện nhân sinh. Thực hiện chương trình công tác năm 1950, Công an tỉnh xây dựng cơ sở phản gián nhằm vào các ngành văn hóa, kinh tế, chuyên môn; phối hợp chặt chẽ với các ngành Quân báo, Địch vận; củng cố các Đồn Công an trật tự, nắm chặt “Liên gia thi đua”, đẩy mạnh ý thức phòng điệp trong nhân dân một cách có kế hoạch; hoàn thành các loại danh sách tình nghi. Phương châm hoạt động lúc này là: Phải có chủ trương, kế hoạch đúng đắn về tăng cường đoàn kết, thích ứng cho việc vận động và phải nắm sát tình hình chung các mặt. Tôn trọng tự do dân chủ, bình đẳng của nhân dân; phê bình thân ái, chỉ trích để đoàn kết là nguyên tắc để tăng cường đoàn kết. Nhận thức trên được cụ thể hóa trong công tác công an, được vận dụng phù hợp với đặc điểm của từng thành phần dân chúng. Đối với bọn bất mãn phản động thì phân biệt rành mạch bất mãn địa phương với bất mãn chế độ. Trong quá trình đấu tranh, lực lượng Công an áp dụng các biện pháp mạnh, cứng rắn với đối tượng bất mãn chế độ; còn loại bất mãn với địa phương thì phối hợp chặt chẽ với cơ quan Dân vận để giải thích, cảm hóa. Đối với ngoại kiều, tôn trọng tinh thần hữu nghị. Đối với bọn tay chân Quốc dân đảng phản động, lực lượng Công an phối hợp với Hoa vận tiến hành cảm hóa. Trong công tác dân tộc và miền núi, rút bài học kinh nghiệm từ Vụ Sơn Hà, Công an Quảng Ngãi chú trọng đặc biệt đến nguyện vọng của nhân dân, tìm hiểu và nắm cụ thể tình hình cuộc sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Nhờ làm tốt công tác phát động quần chúng nên từ nửa cuối năm 1950, Công an đều nắm được mọi biến chuyển lớn hay những diễn biến của tình hình mới xảy ra, giúp cho quân - dân - chính có thái độ đúng đắn đối với mọi vấn đề, nhất là vụ Sơn Hà. Việc nắm tình hình chung trong giáo dân, trong các địa sở quan trọng, phần lớn nhờ sự nỗ lực của các cơ sở đặc biệt do công an xây dựng. Lực lượng Công an đã góp sức đáng kể trong việc bình ổn an ninh trật tự miền Tây Quảng Ngãi. Việc tổ chức Trật tự xã, thành lập các cơ sở phòng gian, kiểm soát tù trưởng, nắm chắc tình hình bọn phản động và dân chúng đã đưa đến kết quả bước đầu. Cuối năm 1950, ta đã truy tố nhiều vụ buôn lậu hàng ngoại hóa trị giá gần 2.000.000 đồng. Nhờ có biện pháp đấu tranh thích hợp, tình trạng đầu cơ tích trữ đã được ngăn chặn. Bên cạnh việc tập trung tiến hành công tác xây dựng lực lượng, đối phó với tình hình biến động chính trị ở miền Tây, chống do thám gián điệp, phục vụ các chủ trương lớn của Tỉnh ủy, Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh, các hoạt động nghiệp vụ thường xuyên của Công an Quảng Ngãi cũng được cải tiến từng bước và thu được một số kết quả. Đến ngày 27/12/1950, đã có 12.231 công văn chuyển đến, 4.984 công văn được phát đi an toàn. Ty Công an Quảng Ngãi đã tổ chức một hệ thống giao thông – liên lạc riêng phối hợp với ngành Bưu vụ tỉnh nhằm khắc phục, giảm bớt sự đình trệ trong công tác trị an do thông tin chậm trễ. Trong năm, ngành đã cấp 214 giấy phép mua và sử dụng súng. Công tác quản lý vũ khí đã được chấn chỉnh. Từ tháng 8/1950, bộ phận căn cước được chỉnh đốn. Nhân viên được cử đi thụ huấn lớp căn cước (về tả nhân dạng, điểm chỉ và nhiếp ảnh) ở Sở Công an miền Nam Trung bộ. Tất cả danh bản từ ngày thành lập chính quyền nhân dân đến lúc này được tập trung thành một tàng thư. Nhất là danh chỉ bản để làm căn cước cho phạm nhân, can phạm. Đến tháng 10/1950, Ban Chính trị đã lập xong các loại danh sách, thẻ hành động và lý lịch cá nhân. Trong 3 tháng đầu năm 1950, Ty Công an Quảng Ngãi đã tổ chức gần xong các đội Trật tự xã ở hai huyện Sơn Hà và Ba Tơ. Các huyện Trà Bồng và Minh Long đã có nhân viên Công an phụ trách phối hợp với các đoàn thể và chính quyền địa phương lo việc tiếp tục xây dựng. Một số Công an viên đã được tuyển dụng và huấn luyện để củng cố các đồn Công an trật tự ở đồng bằng. Nề nếp làm việc của các đồn, huyện, thị trấn đã được cải tiến cho thích hợp với cách bố trí mới. Việc bố phòng ở đồng bằng, đề phòng việc Pháp tấn công bất ngờ tiếp tục được đẩy mạnh. Khoảng tháng 3/1950, Quận Công an số II được giải tán. Nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự và hướng dẫn Trật tự xã do Ty Công an trực tiếp phụ trách. Việc tuyển dụng nhân viên trong thời gian này được chú ý nên đã giải quyết được phần khó khăn về lực lượng. Tuy nhiên, do việc tập trung giải quyết vụ Sơn Hà nên thiếu sự hướng dẫn lề lối làm việc, thiếu sự kiểm tra đôn đốc của lãnh đạo, dẫn đến tình trạng một số nhân viên làm việc thiếu trách nhiệm, làm giảm uy tín của lực lượng. Trong Hội nghị tổng kết 3 tháng đầu năm 1950, chương trình hoạt động đề ra lúc đầu năm được kiểm thảo và nhận thức lại, đồng thời chuyển hướng trọng tâm công tác xây dựng lực lượng cho phù hợp với biến động của tình hình và nhiệm vụ mới, cụ thể là: 1. Động viên và đẩy mạnh phong trào thi đua “Cần, kiệm, liêm, chính” trong nội bộ. Chủ trương này được xác định là trọng tâm công tác xây dựng lực lượng nhằm đáp ứng với lệnh Tổng động viên nhân - vật - tài - lực để gấp rút chuyển mạnh sang Tổng phản công, là biện pháp chính trong việc xây dựng nội bộ để thực hiện thành công nhiệm vụ trước mắt. 2. Giải tán gấp các quận, củng cố các ban nghiệp vụ, giao việc quản trị Trật tự xã cho các Uỷ ban Kháng chiến Hành chính địa phương. Thực hiện chủ trương đơn giản hoá bộ máy chính quyền, tập trung quyền hành vào các cấp Uỷ ban Kháng chiến Hành chính, đồng thời góp phần vào việc xây dựng chính quyền nhân dân. Sau khi giải tán các Quận Công an, bộ máy Ty Công an được tăng cường để đủ khả năng đảm nhận nhiệm vụ trị an toàn tỉnh. Trật tự xã được giao lại cho các Uỷ ban Kháng chiến Hành chính địa phương điều khiển, Công an chỉ giúp đỡ hướng dẫn về chuyên môn. 3. Ra sức cải tiến kỹ thuật, đào tạo cán bộ về thành phố. Song song với phong trào “rèn cán chỉnh cơ”, gấp tiến tới Tổng phản công và việc củng cố bộ máy, nhiệm vụ đào tạo cán bộ, cải tiến kỹ thuật phải được coi trọng. Trung tuần tháng 7/1950, tại Hội nghị tổng kết 6 tháng đầu năm, ngành tiến hành kiểm thảo việc thực hiện chương trình đã đề ra. Do phải đối phó với tình hình Sơn Hà và miền Tây Quảng Ngãi, công tác xây dựng lực lượng chưa đạt kết quả mong đợi. Việc chỉ đạo phong trào “Cần, kiệm, liêm, chính” trong nội bộ có kế hoạch hơn, song phương thức, nề nếp lãnh đạo của Ty chưa theo kịp yêu cầu xây dựng lực lượng và công tác. Trong việc củng cố bộ máy, sau khi tiếp tục giải tán Quận Công an số I và Quận Công an số III (vào khoảng hạ tuần tháng 6/1950), Ty đã thiết lập được một mô hình tổ chức mới cho các Ban nghiệp vụ (theo tinh thần chỉ đạo của Nha Công an Trung ương, Sở Công an miền Nam Trung Bộ về việc xây dựng Ty Công an tỉnh) trong điều kiện tuyển dụng những người có trình độ, năng lực rất khó khăn. Việc đào tạo, huấn luyện tuy đã đặt mạnh trong chương trình công tác 3 tháng đầu năm, song việc thực hiện hầu như chưa được gì, dẫn đến việc đề bạt cán bộ bị gượng ép. Sau khi kiểm điểm những ưu, khuyết điểm, những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm, hội nghị đã đề ra chương trình xây dựng lực lượng trong 6 tháng cuối năm với ba nội dụng cơ bản: 1. Tích cực cải tiến phương thức lãnh đạo và nề nếp làm việc. Cải tiến phương thức lãnh đạo và lề lối làm việc là vấn đề cốt lõi, là động cơ thúc đẩy các mặt công tác 6 tháng cuối năm. Cải cách dựa trên những yếu tố: Dân chủ cực độ và tập trung cao độ; Kiểm tra, kiểm thảo thường xuyên. 2. Củng cố bộ máy, đẩy mạnh công tác đào tạo huấn luyện, ưu tiên tuyển chọn nhân viên đủ số lượng và chất lượng bổ sung cho các bộ phận quan trọng, thiết yếu nhằm củng cố Ban Chính trị. Các đội lưu động được thành lập thay thế cho các đồn huyện lúc quận giải thể để làm công tác trị an, phản gián tại các địa phương, nhất là làm cầu nối liên lạc, lãnh đạo Trật tự xã. Bộ phận nghiên cứu của Ban Tư pháp được tập trung củng cố, tăng cường để đáp ứng với tình hình, nhiệm vụ mới, giải quyết những hồ sơ, vụ việc tồn đọng. Một số bộ phận của Văn phòng lo việc quản trị nội bộ được củng cố. 3. Thực hiện gương mẫu và đề cao kỷ luật. Sau khi giải tán cấp quận, nhiệm vụ tăng cường lực lượng Trật tự xã và hướng dẫn công tác của lực lượng này được giao cho Ban Trật tự phụ trách. Trong Ban này có một bộ phận phụ trách gồm 8 cán bộ Công an trật tự và một thư ký, do Trưởng Ban trực tiếp điều khiển. Hội nghị chuyên đề Trật tự xã được tổ chức cho 6 huyện đồng bằng để kiểm thảo công tác và phổ biến chủ trương mới của Đảng và ngành đối với lực lượng. Hầu hết Trật tự xã các huyện đồng bằng đều ít nhất đã qua một lớp huấn luyện. Ty Công an Quảng Ngãi tiếp tục mở 2 khoá huấn luyện cho Thư ký và Trưởng tổ Trật tự xã để nâng cao trình độ chuyên môn. Đến cuối năm 1950, sự phối hợp công tác giữa Công an và Trật tự xã đã chặt chẽ hơn. Ngoài sự hợp sức của các Đồn Công an trật tự đóng trên địa bàn và các đội lưu động, ở mỗi huyện còn có một cán bộ công an trật tự chuyên trách công tác xây dựng Trật tự xã. Ở các huyện: Mộ Đức, Đức Phổ, Sơn Tịnh, Trật tự xã tiến bộ về nhiều mặt, đóng vai trò tích cực trong công tác giữ gìn an ninh, trật tự tại cơ sở. Riêng các huyện miền núi, từ giữa năm 1949, đã có Trật tự xã ở một vài nơi, nhưng chưa được chú ý. Từ tháng 7/1950, cùng với nhận định mới của ta về vấn đề miền Tây, Ty Công an Quảng Ngãi đã bắt đầu chú ý đến vấn đề Trật tự xã ở khu vực này. Tuy nhiên, quan niệm còn thiếu sót nên chỉ thành lập được những đội trật tự trong thôn xóm giúp công an, chứ không tổ chức để làm màng lưới chống chiến tranh gián điệp. Ở những xã thuần tuý người dân tộc thiểu số hoặc những xã vùng sâu, vùng xa thì chưa tổ chức được. Thêm vào đó, Trật tự xã chỉ liên hệ mật thiết với các Đồn Công an Trật tự huyện, cho mình là ngành trực thuộc Công an chứ không dính dáng gì đến Uỷ ban Kháng chiến Hành chính. Chính quyền xã và huyện phần nhiều khoáng trắng tổ chức này cho Công an, không cho là ngành trực thuộc của Uỷ ban, thiếu giáo dục, bổ sung và nâng đỡ. Vì thế, “có thể kết luận rằng: trật tự xã thượng du tại miền Tây Quảng Ngãi trong thời kỳ này chưa thành một tổ chức chính thức” (2). Với tổ chức lỏng lẻo, khi vụ Sơn Hà nổ ra, tổ chức này hoàn toàn tan rã cùng với chính quyền, đoàn thể địa phương. Đến tháng 5/1950, riêng các xã Sơn Hạ, Sơn Nham, Sơn Thọ, Sơn Tân (Sơn Hà) và một số xã ở các huyện Ba Tơ, Minh Long, Trà Bồng, tuy hình thức tổ chức còn, song hầu như không hoạt động, tinh thần đội viên dao động, lưng chừng, không có tác dụng. Riêng Sơn Hà, bọn phản động được sự tiếp viện của Pháp xuống quấy rối lần thứ hai: đóng đồn ở làng Mang, làng Ri, Hải Giá, thế lực hung hăng nên chỉ trừ 4 xã: Sơn Hạ, Sơn Thọ, Sơn Tân, Sơn Nham, ở các xã còn lại, Trật tự xã lại bị tan rã. Đồn Công an Trật tự phải chia làm nhiều tổ phối hợp với các đoàn quân - dân - chính huyện xuống từng xã để thành lập và củng cố lại lực lượng này. Trên cơ sở đề nghị của Công an, những thành phần tốt và có uy tín trong địa phương được tuyển chọn, tổ chức thành Đội trật tự xã do một Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặc một Ủy viên Uỷ ban Kháng chiến Hành chính xã điều hành. Nguyên tắc hoạt động và hệ thống tổ chức giống các xã đồng bằng, chỉ thay đổi về lề lối làm việc cho phù hợp với trình độ, tập tục và địa lý, thời tiết vùng núi. Trật tự xã do Uỷ ban Kháng chiến Hành chính quản lý, điều hành, Công an chỉ huấn luyện, hướng dẫn về phương pháp làm việc. Các lớp huấn luyện cho tổ trưởng Trật tự xã trong toàn huyện được mở, tổ chức thực tập tận các xã. Các uỷ viên, tổ trưởng Trật tự xã được triệu tập để học tập, quán triệt lề lối liên lạc, báo cáo tin tức với Ủy ban Kháng chiến Hành chính xã và Công an. Đến cuối năm 1950, Trật tự xã ở 4 huyện miền núi đã được thành lập xong(3). Về số lượng: xã nhiều nhất là 200 người, xã ít nhất khoảng 30 người. Cán bộ điều hành là những cà rá tốt, có uy tín. 4 lớp huấn luyện cho Trật tự viên tại 4 huyện và 3 cuộc hội nghị gồm các Uỷ viên, tổ trưởng Trật tự toàn huyện ở 3 huyện được tổ chức thành công. Mỗi xã có Công an viên thường xuyên kèm cặp, hướng dẫn trong công việc. Với những cố gắng của Công an tỉnh Quảng Ngãi trong 6 tháng cuối năm 1950, Trật tự xã đã trưởng thành trong công tác chuyên môn, như: tổ chức soát xét giấy tờ người qua lại buôn bán; kiểm soát những người trong xã có nghi vấn…để báo cho Công an. Ở Minh Long, Trật tự xã đã bắt được tù vượt ngục. Ở huyện Trà Bồng, Trật tự xã kiểm soát, thu hồi truyền đơn do Pháp rải. Ở Sơn Hà, Minh Long, Trật tự xã có nhiều thành tích đáng kể, tham gia diệt phản động, trừ gian. Trong ba tháng cuối năm 1950, Ty Công an Quảng Ngãi chủ trương tiến hành bốn nội dung cốt lõi trong công tác xây dựng lực lượng là: rèn cán, chỉnh cơ, kiện toàn bộ máy, đào tạo cán bộ nhằm nâng cao lý luận, chuyên môn và chuẩn bị tác chiến. Trong đó, coi nội dung rèn cán chỉnh cơ là trọng tâm công tác, là động cơ cho mọi công tác trong giai đoạn chuyển hướng chiến lược “diệt địch và thắng địch” và cũng là biện pháp mới để đẩy đà chuyển mạnh sang tổng phản công phối hợp với chiến dịch Lê Hồng Phong. Việc kiện toàn bộ máy gắn liền với phong trào rèn cán chỉnh cơ là nhằm xây dựng một Ty Công an vững mạnh toàn diện. Việc huấn luyện được chú trọng ngang với việc học tập nội bộ. Công an Quảng Ngãi cũng đã tiến hành việc rà soát, qui hoạch, đào tạo những cán bộ “đáng chú ý về năng lực” để đề bạt các chức vụ (4). Việc chuẩn bị tác chiến cho cơ quan được coi là một trong những yếu tố quyết định để bảo toàn lực lượng, chuyển mạnh sang tổng phản công. Phong trào rèn cán chỉnh cơ đã kích thích và tạo một không khí tiền phản công trong nội bộ. Cán bộ, nhân viên đã tiến bộ về tư tưởng, tư cách, sinh hoạt, học tập và công tác. Phương thức lãnh đạo bước đầu đã cải tiến được sâu sát hơn trước, làm cho cán bộ và nhân viên nâng cao tinh thần trách nhiệm, chủ động công tác, không ỷ lại lãnh đạo. Bộ máy Ty Công an được củng cố, đặc biệt là hai ban: Chính trị và Trật tự. Ban Tư pháp đã được chỉnh đốn, bổ sung nhân lực cho bộ phận nghiên cứu. Ban Văn phòng cũng được bổ sung quân số, chia từng bộ phận rành mạch, nhất là bộ phận lưu trữ hồ sơ (5) và kế toán, vũ khí, khí tài… Hội đồng Khen thưởng - kỷ luật đã được chấn chỉnh, củng cố hoạt động (6). Thực hiện Thông tư của Sở Công an miền Nam Trung Bộ, ngày 01/4/1950, Ty Công an Quảng Ngãi đã thành lập Ban Tuyên – Nghiên - Huấn (7) . Sau khi Ban Tuyên - Nghiên - Huấn ra đời và đi vào hoạt động, chỉ trong 6 tháng cuối năm 1950, Ty Công an đã mở được 9 lớp huấn luyện (8) cho công an trật tự, thư ký văn phòng, nhân viên điều tra và Trật tự xã, giúp cho cán bộ, nhân viên có được nhận thức căn bản, rành mạch về tổ chức và công tác, đặc biệt là nhận thức về công tác phản gián. Việc học tập, nâng cao trình độ văn hoá của cán bộ, nhân viên đã thành một phong trào thường xuyên. Trong công tác xây dựng lực lượng, nâng cao công tác tuyên truyền để nội bộ thấm nhuần đường lối, chủ trương của Chính phủ, hiểu rõ tình hình thế giới và nhận thức được bản chất công an nhân dân… dùng hình thức báo tường và báo tay để trao đổi kinh nghiệm, học hỏi và tập cho nhân viên mạnh dạn nói và viết (9). Tủ sách nghiên huấn có 50 đầu sách, tạp chí, báo các loại, được phân thành 3 lĩnh vực: chuyên môn, chính trị và văn hoá, trong đó có 13 đầu sách tiếng Pháp (11 đầu sách thuộc văn hoá, 2 đầu sách thuộc chuyên môn). Tủ sách được xây dựng trên cơ sở một ít do Sở gửi về và phần nhiều mượn của anh em nhân viên và các đoàn thể. Tuy chưa thể cung cấp rộng rãi cho các nhân viên nhưng tủ sách đã đáp ứng một phần công tác nghiên cứu của cán bộ Công đoàn công chức của Ty Công an đã được thành lập vào thượng tuần tháng 9/1950, có Ban Chấp hành và cán bộ phụ trách. Ngay sau khi ra đời, tổ chức công đoàn đã phát triển nhanh chóng, làm tròn nhiệm vụ động viên, thúc đẩy toàn diện, giúp cho sự chỉ đạo trong nội bộ, sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị với nhau được thông suốt, đảm bảo việc thực hiện công tác chuyên môn thành công. Việc chuẩn bị tác chiến đã hoàn thành vào cuối tháng 11/1950. Tất cả cán bộ, nhân viên được huấn luyện các thao tác quân sự, kỹ năng chiến đấu cơ bản, được trang bị vũ khí và cơ quan được quân sự hoá đảm bảo chủ động đối phó với tình hình bất trắc có thể xảy ra. Để đề phòng địch đổ bộ và chiếm đóng tỉnh nhà, Ty Công an Quảng Ngãi đã chuẩn bị một địa điểm An toàn khu, dự trữ sẵn một số vật dụng cần thiết lúc tác chiến. Cuối năm 1950, hệ thống tổ chức Ty Công an có mô hình gồm: Trưởng ty phụ trách chung, Văn phòng và 3 Ban nghiệp vụ: Chính trị, Tư pháp và Trật tự (10). Các Ban nghiệp vụ được chấn chỉnh theo tinh thần Thông tư của Nha Công an Trung ương. Đi đôi với việc giải thể các Quận Công an, Ty Công an Quảng Ngãi tập trung sắp xếp, củng cố các đồn Công an (11). Lúc này, toàn tỉnh có 23 đồn, 3 đội lưu động và 3 Công an viên phụ trách các ga (12). Về nhân sự, cuối năm 1950, quân số Ty Công an có 408 người (năm 1948 có 88 người; năm 1949 có 289 người). Công tác đào tạo, huấn luyện rất nặng nề. Bên cạnh những kết quả đạt được, năm 1950 còn một số tồn tại gây ảnh hưởng tiêu cực đến tiến độ và chất lượng công tác xây dựng lực lượng và công tác chuyên môn. Lãnh đạo Ty chưa thống nhất quan điểm xây dựng bộ máy làm cho việc thực hiện các mặt công tác chậm trễ. Trong quá trình thực hiện chủ trương giải thể cấp Công an quận để củng cố các ban nghiệp vụ ở Ty, đồng thời lo ứng phó với những biến động ở các huyện miền Tây, đã buông lỏng Trật tự xã ở các huyện đồng bằng trong nhiều tháng, trong khi, các lực lượng Di động và Công an trật tự chưa được bổ sung, đáp ứng kịp. Quan điểm điều tra phiến diện, tàng thư căn cước, lưu trữ hồ sơ chưa được tích cực củng cố. Cho đến cuối năm 1950, tình hình trên mới được cải thiện.    Sau khi thất bại nặng nề liên tiếp trong các chiến dịch quân sự Xuân Hè và Thu Đông (1950-1951), thực dân Pháp ráo riết đẩy mạnh các hoạt động phá hoại hậu phương của ta. Tướng Đơ lat Đơ-tát-xi-nhi, Tổng tư lệnh kiêm Cao uỷ Pháp ở Đông Dương cho thành lập thêm một binh chủng gián điệp mới – gián điệp biệt kích hỗn hợp nhảy dù (GCMA) nhằm cơ động đánh phá vùng tự do. Tại Đà Nẵng, đơn vị GCMA có 7 tổ chuyên nghiệp, có bí số “3”, đóng ở nhiều nơi, trong đó có bán đảo Sơn Trà (300), Đà Nẵng (301), Kon Tum (303) và Cù Lao Ré (đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi - tổ 302). Mỗi đơn vị có từ một trung đội đến một đại đội được vũ trang đầy đủ, gọn nhẹ, cơ động và phản ứng nhanh. Mỗi tên biệt kích gián điệp đều làm hai nhiệm vụ: vừa điều tra thu thập tin tức của đối phương, vừa xây dựng cơ sở và tiến hành chiến tranh tâm lý phá hoại tư tưởng, tổ chức bạo loạn, ám sát cán bộ, phá hoại các công trình cầu cống, kho tàng và sẵn sàng tiếp ứng cho bộ binh đánh chiếm các mục tiêu trên; tiếp tay cho bọn phản động nội địa.  Bọn gián điệp, biệt kích, do thám Pháp xâm nhập vào tỉnh Quảng Ngãi bằng nhiều phương thức (bằng đường không, đường biển, đường bộ) và nhiều hướng khác nhau: Từ Quảng Nam – Đà Nẵng, từ đảo Cù Lao Ré (Lý Sơn) hoặc từ Kon Tum… Chúng tiến hành “trinh sát chiến đấu” bằng cách cho quân nhảy dù xuống miền Tây Quảng Ngãi hoặc tổ chức đổ bộ chớp nhoáng dọc ven biển để bắt cóc cán bộ, dân quân, ngư dân nhằm khai thác tin tức tình báo. Phần đông những tên gián điệp, biệt kích này được thực dân Pháp tuyển mộ, huấn luyện và sử dụng trong số đồng bào làm nghề biển ở đảo Lý Sơn, trong số thanh niên bị bắt lính ở tỉnh Quảng Nam, một số là cán bộ, chiến sỹ của ta bị chúng bắt trong các đợt càn quét, bị khống chế mua chuộc đầu hàng hoặc những phần tử bất mãn ở vùng tự do chạy theo giặc, trong số gia đình tản cư có quan hệ nhiều mặt với vùng địch và số thành niên trong đạo Thiên Chúa, Cao Đài, số phản động. Cơ quan gián điệp biệt kích GCMA ở Kon Tum đã tích cực sử dụng một số đồng bào dân tộc thiểu số gây rối loạn vùng tự do, nhất là vùng núi phía Tây Quảng Ngãi. Tên quan ba Hentíc ở đơn vị mã thám của SDECE Đông Dương được trao nhiệm vụ nắm số người H’re dạt vào tỉnh Kon Tum, dùng số này đánh vào Quảng Ngãi. Hentíc đã thu nhận 200 tên phiến loạn H’re chạy dạt đến Kon Plông, chọn tên Đinh Ngô dụ dỗ thêm 300 người H’rê lầm đường, xây dựng thành một tiểu đoàn gián điệp biệt kích, biên chế thành 5 đại đội và nhiều trung đội do 50 sĩ quan và hạ sĩ quan người Pháp làm nòng cốt. Đơn vị gián điệp biệt kích này đã gây cho ta không ít khó khăn. Ở vùng đồng bằng ven biển, quân Pháp mở nhiều cuộc hành quân lấn chiếm, do thám và dùng máy bay, tàu biển đánh phá kết hợp với việc tung gián điệp, biệt kích vào địa bàn tỉnh ngày càng nhiều. Thực hiện chủ trương bần cùng hoá dân cư vùng bờ biển với khẩu hiệu “đốt sạch, giết sạch, phá sạch”, năm 1951, quân Pháp đã thực hiện hàng chục cuộc đổ bộ tập kích lên vùng ven biển Tịnh Kỳ, Tịnh Khê (Sơn Tịnh) và nhiều nơi khác trong tỉnh, giết hại hàng trăm đồng bào, hàng trăm trâu, bò và cướp chạy ra biển nhiều tài sản (13). Ngày 21/7/1950, địch đã liều lĩnh đổ bộ lên Sa Huỳnh (Đức Phổ), đánh phá các cơ sở kháng chiến của ta ở đây và đã bị các lực lượng vũ trang địa phương chặn đánh quyết liệt, tiêu diệt 52 tên, làm bị thương 80 tên khác. Ngày 19/5/1951, máy bay địch ném 24 quả bom xuống khu đông dân Đồng Ké (xã Tịnh Giang, Sơn Tịnh) giết chết 14 dân thường vô tội. Cùng ngày, chúng thả bom đốt cháy xóm Bình Trung, thôn Bình Nam, xã Tịnh Bình (Sơn Tịnh), thiêu huỷ một số tài sản, buộc nhân dân phải sơ tán vào rừng. Ngày 13/8/1951, địch đổ bộ lên Cửa Lở (Tịnh Kỳ), đốt hội trường của Uỷ ban Kháng chiến Hành chính xã Tịnh Hoà, tiến sâu tới thôn Minh Quang (xã Tịnh Hoà), bị quân ta chặn đánh, buộc phải rút lui. Về phía ta, nhiệm vụ chung toàn quốc lúc này là tiếp tục ra sức hoàn thành chuyển mạnh sang Tổng phản công. Nhiệm vụ của toàn Liên khu và tỉnh nhà được xác định là: “Phát triển nhân dân du kích chiến tranh đến cực độ; ra sức xây dựng miền Tây; củng cố khối đoàn kết toàn dân, tổng động viên toàn lực, nâng cao trình độ tổ chức kịp với nhu cầu của đường lối chính trị…”. Về phương diện công an, Liên khu đề ra nhiệm vụ “trọng tâm là công tác phản gián; phải đặt phản gián lên hàng đầu trong nhiệm vụ chính trị”. Ngoài các công tác thường xuyên và đột xuất về trị an, coi công tác vận động nguỵ binh, vận động đồng bào vùng miền núi và các tôn giáo là nhiệm vụ chủ yếu. Để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ trên, Nha Công an Trung ương và Công an Liên khu V nhấn mạnh việc chú trọng nâng cao trình độ tổ chức phù hợp với tinh thần giản chỉnh để “kiến thiết” một lực lượng điều tra mạnh mẽ đi song song với việc chỉnh đốn bộ máy Công an xã. Ty Công an hướng trọng tâm công tác trong năm 1951 là: Đặt tất cả lực lượng cho công tác phản gián đi đôi với việc phát triển công tác miền Tây và mọi mặt; đồng thời tăng cường vận động giáo dân đoàn kết kháng chiến. Để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ trên, Công an Quảng Ngãi coi vấn đề nâng tầm tổ chức, phát triển công an nhân dân là quyết định; lấy biện pháp thi đua thực hiện sát dân, sát xã làm mấu chốt. Cụ thể: 1. Tập trung lực lượng cho công tác phản gián; 2. Đẩy mạnh công tác xây dựng lực lượng đi dôi với công tác nguỵ binh vận ở miền Tây; 3. “Giá khẩn” tăng cường công tác công an trong tôn giáo để vận động giáo dân đoàn kết kháng chiến; 4. Tích cực xây dựng lực lượng công an nhân dân, đặc biệt là nâng cao tổ chức, nhất là công an xã. Tất cả cán bộ, nhân viên công an Quảng Ngãi đã được học tập nhằm quán triệt sâu sắc từng nhiệm vụ, công tác của tỉnh nhà. Trong đó, coi phản gián là nhiệm vụ chính trị trọng tâm lúc này. Nhiệm vụ cụ thể được xác định là “làm cho cán bộ, nhân viên các cấp quân - dân - chính và toàn thể nhân dân nhận thức đầy đủ công tác phản gián và thực hành công tác phản gián; lấy nhân dân làm yếu tố căn bản.... Giữ chặt chẽ các mối liên hệ giữa chuyên môn với chuyên môn, giữa chuyên môn với các ngành, các cấp quân - dân - chính và toàn thể nhân dân trong công tác phản gián” (14). Một cuộc hội nghị học tập cho cán bộ đoàn thể trong các xí nghiệp để thống nhất nhận thức và thảo luận kế hoạch bảo vệ được tổ chức. Việc động viên nhân dân đã được đặt thành vấn đề, đã tổ chức nhiều buổi mitting tuyên truyền về thắng lợi ngoại giao và công tác phòng gian phản gián tại nhiều nơi. Tuy nhiên, người dân chưa nhận thức đầy đủ, chưa tích cực tham gia như những công tác kháng chiến khác. Trong các đoàn thể thì chỉ phổ biến ở vài lớp huấn luyện. Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chống chiến tranh gián điệp cũng chỉ được tiến hành ở các trường học cấp II và trong các lớp huấn luyện tu nghiệp cho giáo viên. Cán bộ và công an viên cấp xã đã có nhận thức tiến bộ hơn trước, nhưng nghiệp vụ điều tra chưa được hướng dẫn bao nhiêu. Trước tình hình trên, ngày 25/5/1951, Liên khu ủy V ra Chỉ thị số 213-CT/LKU về chống chiến tranh gián điệp, nêu rõ: “Trước hết, cần phải nhận thức rõ âm mưu chiến tranh gián điệp của địch và các khuyết điểm của ta vừa rồi. Đẩy mạnh công tác phòng gian, phản gián, nâng nó lên vị trí xứng đáng. Đồng thời tích cực chấn chỉnh tổ chức và công tác để khắc phục các khuyết điểm của ta, đủ sức đối phó với âm mưu của địch”. Thực hiện chỉ thị của Liên khu uỷ V, lãnh đạo Ty Công an Quảng Ngãi đã nghiêm khắc kiểm điểm, rút kinh nghiệm về phương thức chỉ đạo tiến hành cuộc đấu tranh chống chiến tranh gián điệp. Những kinh nghiệm tốt, những gương điển hình trong công tác phòng chống gián điệp, biệt kích được nhanh chóng tập hợp và biên soạn thành tài liệu để tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân. Người dân đã có ý thức triệt để thực hiện “vườn không nhà trống”, “mỗi người dân là một trật tự viên”, đề cao ý thức phòng gian bảo mật, xây dựng hầm cất dấu tài sản, chống gián điệp, theo dõi, kiểm tra chặt chẽ những người lạ mặt, theo dõi khi máy bay địch xuất hiện hoạt động ban đêm nhằm phát hiện kịp thời bọn biệt kích, gián điệp nhảy dù. Phòng tuyến ven biển được củng cố và canh phòng chặt chẽ. Đã ngăn chặn được một số vụ đột nhập của bọn gián điệp, biệt kích, phát hiện và bắt giữ một số tên như: Lê Hoà, Tống Văn Minh, Bùi Văn Thành… được Pháp huấn luyện rồi tung vào vùng ta hoạt động thu thập tin tức tình báo. Cơ sở xã hội của tình báo, gián điệp địch là các thế lực phản động và những phần tử bất mãn, lưu manh. Tại Quảng Ngãi, sau khi bị lực lượng Công an khám phá và truy tố một số vụ lớn (vụ Thế giới cách mạng đảng, vụ Liên hiệp đoàn…), các đối tượng phản động còn lại ngày càng bị nhân dân cô lập. Song, có không ít trong số bọn chúng vẫn nuôi dã tâm làm tay sai cho địch. Số phản động trong Thiên Chúa giáo ráo riết tiến hành các hoạt động tranh chấp giáo dân với chính quyền cách mạng. Họ tổ chức quyên tiền để tu bổ nhà thờ, mở đại hội các linh mục, thành lập các “ liên đoàn công giáo”, “thanh thiếu nhi Thiên Chúa”, củng cố các trường học dạy giáo lý. Từ tháng 6 đến tháng 7 năm 1950, số linh mục phản động lợi dụng tín ngưỡng củng cố lại các “ban trị sự”, “liên đoàn” và mở liên tiếp các buổi “cấm phòng” ở các địa sở nhằm củng cố đức tin, dùng mọi chiêu thức để ngăn cản con chiên tham gia công tác kháng chiến. Họ lập ra các hội “liên nông công đoàn”, “hội phụ lão”, hội “thanh niên công giáo tiến hành”…hòng cách ly giáo dân với các tổ chức kháng chiến, chống lại chính sách tổng động viên, giảm tô của Chính phủ. Bề ngoài họ tỏ vẻ tuân phục chính quyền nhưng bên trong, họ vẫn ngấm ngầm đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng. Về kinh tế, họ xuyên tạc chính sách thuế nông nghiệp, xúi giục giáo dân không nộp thuế; tìm đủ mọi cách phá hoại, ngăn cản giáo dân làm nghĩa vụ với nhà nước. Về chính trị, họ xúi giục giáo dân xa rời kháng chiến, tán dương, ca tụng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nguyền rủa cộng sản, đả kích Liên Xô… Số phản động trong đạo Cao Đài, sau một thời gian tê liệt, cũng đã dần dần khôi phục, tăng cường các hoạt động chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, lôi kéo, kích động các tín đồ nhẹ dạ cả tin chống lại cách mạng, nhất là hệ phái Tây Ninh. Số phản động lợi dụng đạo Phật cũng tích cực hoạt động, phát triển tổ chức, lôi kéo số địa chủ đã bị nhân dân đấu tố và số đảng viên bị khai trừ, bất mãn tham gia đạo; đưa ra khỏi đạo số tín đồ có liên quan với cách mạng. Trước những âm mưu và hoạt động lợi dụng tôn giáo ngày càng nguy hiểm của các thế lực thù địch, dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn trực tiếp của Sở Công an Liên khu V, Công an Quảng Ngãi đã tiến hành củng cố, tăng cường các bộ phận làm công tác đấu tranh trên lĩnh vực này. Công an Quảng Ngãi xác định nhiệm vụ trong năm 1951 là: - Nghiên cứu sâu, phân tích kỹ về tôn giáo, tín ngưỡng, về giai cấp trong tôn giáo, về các âm mưu chính trị của các thế lực thù địch, về chính sách mặt trận dân tộc thống nhất của chính phủ. - Phát triển sâu rộng cơ sở vào lòng các tôn giáo để khám phá kịp thời các âm mưu của địch và nắm vững tình hình, nguyện vọng của các tầng lớp giáo dân để phục vụ công tác tôn giáo vận tiến tới. Nhằm thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ công tác trên, lãnh đạo Ty Công an Quảng Ngãi đặc biệt nhấn mạnh vấn đề tích cực chấn chỉnh quan niệm công tác công an đối với tôn giáo, làm cho cán bộ, nhân viên thấm nhuần các chủ trương, chính sách của Chính phủ. Lãnh đạo Công an tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo những đợt kiểm điểm, rút kinh nghiệm, nâng cao nhận thức về chính trị, nghiệp vụ và khả năng vận dụng chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ và thực tiễn công tác đấu tranh chống các thế lực phản động lợi dụng tôn giáo cho mỗi cán bộ chiến sĩ Công an. Đi đôi với việc tổ chức rút kinh nghiệm, Công an Quảng Ngãi đã tiến hành công tác điều chuyển, bổ sung những cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các bộ phận chuyên trách công tác đấu tranh chống phản động lợi dụng tôn giáo, chú trọng đến công tác củng cố và phát triển cơ sở chính trị vững chắc, sâu rộng trong quần chúng nhân dân.
(1): Theo báo cáo của Ty Công an Quảng Ngãi năm 1950, tài liệu lưu tại PV11, Công an tỉnh Quảng Ngãi.   (2): Theo Báo cáo tổng kết công tác công an năm 1950 của Ty Công an tỉnh Quảng Ngãi.   (3):  Trong đó: + Sơn Hà có 10 xã;                              + Ba Tơ có   24 xã;                              + Minh Long: 8 xã;                              + Trà Bồng: 10 xã.   (4): Theo đó, đào tạo, quy hoạch Trưởng ban gồm có:                                 + Nguyễn Nghĩa                 (Đang giữ chức vụ, Trưởng đội di động)                                 + Trương Thăng Minh       (phụ trách phản gián)                                 + Trần Kim Bửu                 (phụ trách tuyên huấn)                                 + Hồ Bàn                             ( Cán sự văn thư)                                 + Nguyễn Câu                    (Phó trưởng Ban Trật tự)                 - Quy hoạch Trưởng đội gồm có các đồng chí: Lê Toàn, Ngô Hội, Bùi Ngọc                 - Quy hoạch Trưởng Đồn gồm có các đồng chí: Võ Kiên, Phạm Ngọc Thông, Huỳnh Ngọc Ba, Lê Nộ, Hà Kim Qui, Đặng Hoàng, Võ Minh Phương, Trần Hậu, Trần Diêm, Nguyễn Xuân Ba, Võ Văn Khôi, Nguyễn Hành, Phan Đình   ( 5): Tháng 7/1950, bộ phận này mới được thành lập, sau khi có 2 cán bộ được thụ huấn từ Sở CA miền Nam Trung Bộ về.   ( 6): - Trong dịp 19/5 và 2/9, Sở Công an miền Nam Trung Bộ và Uỷ ban Kháng chiến Hành chính miền Nam Trung Bộ khen tặng gồm: Trần Uy Khanh (trưởng đồn), Võ Mô (đội viên Công an trật tự), Lê Quang Nho và Lê Trung Tín (di động viên).        - Ty Công an Quảng Ngãi tuyên dương gồm: Nguyễn Nhiều – di động viên, Tạ Tôn, Võ Văn Liêu, Huỳnh Lâm Xương, Đinh Nhoi, Huỳnh Tuệ, Nguyễn Văn Thanh, Trần Bi, Võ Ngãi, Huỳnh Liếp, Lê Văn Long ( đội viên Công an trật tự), Huỳnh Mau (công tác văn thư ), Nguyễn Sỹ Minh ( đội viên Công an trật tự trong việc canh giữ can phạm). Trong năm, có 11 CBCS Công an bị kỷ luật.   (7): Cơ cấu gồm:                 - Trưởng Ty là Trưởng Ban                 - Các Trưởng Ban Văn phòng, Chính trị, Tư pháp, Trật tự làm uỷ viên.                 - Một bộ phận thường trực chịu trách nhiệm thực hiện các chủ trương, kế hoạch về tuyên – nghiên - huấn của Ty, do Ban này đề ra gồm 8 cán bộ và nhân viên.   ( 8):  Gồm các lớp:                 1. - Lớp dạy tại trường Bách Mỹ (lớp Công an trật tự) từ 26/5/ đến 10/6/1950, có 30 học viên;                 2. - Lớp tân tuyển: từ 12/7 đén 22/71950, có 30 học viên;             3. - Lớp cán bộ Công an chuyển mạnh sang tổng phản công: từ 24/7 đến 10/9/1950, có 40 học viên;                 + Chương trình: Tổ chức Công an Việt Nam, Tư pháp Công an Chính trị, phân biệt Hành chính và Tư pháp, Hình pháp đại cương, Các loại báo cáo, Pháp lý, các loại biên bản, Bình giá thị trường, Trinh sát khoa học, Khám nghiệm, Điều tra công khai (hỏi cung), Điều tra bí mật (dùng người theo dõi, hoá trang…), Căn cước khoa học:                 4. - Lớp học về thành phố: từ 18/9 đến 18/10/1950, có 29 học viên;                 + Chương trình: Tắc lệ thị xã, Công an nhân dân, Luật lệ vi cảnh, Công tác thực hành, Điều tra công khai, Trinh sát khoa học, Tư pháp Công an, Phản gián, Căn cước, Quân sự.                 5. - Lớp sơ bộ: từ 21/9 đến 10/10/1950, có 34 học viên ;                     + Chương trình: Tổ chức Công an Việt Nam, Biên bản, Báo cáo, Nhiệm vụ và Điều lệ Công an Trật tự, Phản gián, Công an nhân dân, Quân sự.                 6. - Lớp bổ túc Công an trật tự: từ ngày 01/11 đến ngày 11/11/1950, có 20 học viên;                 + Chương trình: Tổ chức Công an nhân dân, Điều tra công khai, Điều tra bí mật, Phản gian, Công tác thực hành của Công an trật tự, Công an nhân dân.                 7. - Lớp Trật tự Bắc Ngãi: từ 25/10 đến 4/11/1950, có 57 học viên ;                 + Chương trình: Công tác thực hành của Trật tự xã, Phản gián, Luật pháp thường thức, Công tác phá hoại, Công an nhân dân và Chính trị nhân dân, Tổ chức Tư pháp nhân dân.                 8. - Lớp Văn phòng: từ 21/10 đến 31/10/1950, có 29 học viên; + Tập huấn các nội dung: Tổ chức Công an, Tổ chức lề lối làm việc.                 9. - Lớp Trật tự xã Nam Ngãi: từ 10/11 đến 25/11/1950, có 40 học viên;                 + Chương trình: Công tác thực hành của Trật tự xã, Phản gián, Công an nhân dân, Công tác phá hoại, Tư pháp thường thức, Tư pháp nhân dân và Công an nhân dân.   Giảng viên là các cán bộ có thâm niên và kinh nghiệm công tác ở các ban nghiệp vụ gồm: Lê Phác, Trần Kim Bửu, Hoàng Thượng Đẳng, Trương Thăng Minh, Trương Quang Địch, Nguyễn Nghĩa, Nguyễn Y, Trần Văn Trứ, Trần Đức Hoài, Tạ Văn Minh, Hồ Bàn, Huỳnh Tôn,  Nguyễn Thông, Lê Toản, Nguyễn Trang, Huỳnh Bá Minh, Phạm Kỳ, Bùi Thông, Võ Thanh, Võ Mai và một vài thẩm phán toà án huyện Sơn Tịnh, Mộ Đức được mời tham gia giảng dạy một số nội dung liên quan trong chương trình tập huấn ở một số lớp.   ( 9): Các ban nội dịch (nghiệp vụ) đều có báo tường. Từ các tờ báo tường, Ty đã tuyển chọn các bài viết hay ra được tờ báo tay lấy tên: “Học tập”. Ra được 8 số   ( 10): 1. Lê Phác: Trưởng Ty Công an Quảng Ngãi        2. Tạ Mỹ Ban: Trưởng Văn phòng           3. Tạ Văn Minh: Trưởng ban Chính trị           4. Trần Văn Trứ): Quyền Trưởng ban Tư pháp           5. Hoàng Thượng Đẳng: Trưởng ban Trật tự           6. Nguyễn Câu: Phó Trưởng ban Trật tự Cơ quan Ty đóng tại thôn Phước Đông, xã Đức Hoà, huyện Mộ Đức, cách trụ sở Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh độ một km. Đến cuối năm 1950, quân số Văn phòng có 31 người (gồm các bộ phận: văn thư, hành chính, nhân sự, tuyên – nghiên - huấn và kế toán), Ban Chính trị có 83 người (trong đó, có 20 nhân viên phản gián) với các tiểu ban: chính trị, phản gián, công tác đặc biệt và tuyên-nghiên-huấn.   (11):  Để ứng phó với tình hình mới, ngày 06/03/1950, Đồn Công an Mỹ Á, Đồn Công an biên giới Nam-Ngãi được giải thể và ngày 06/09/1950, Đồn Công an Phú Thọ, Đồn Công an Cửa Lở (Tịnh Kỳ- Sơn Tịnh) tiếp tục được giải thể để tăng cường lực lượng cho 4 đồn miền núi là: Trà Bồng, Minh Long, đặc biệt là Sơn Hà, Ba Tơ. Ngày 18/11/1950, giải thể Tiểu đội chủ lực tại Ty và ngày 30/11/1950, thôi bố trí các Công an viên phụ trách các ga Hoà Vinh Tây, Lâm Điền, lập lại 3 đồn cửa biển: Sa Huỳnh, Cửa Lò và Phú Thọ. Đến tháng 9/1950, các đồn Cửa Lò và Phú Thọ được giải thể; tháng 8/1950, Đồn Công an biên giới Nam – Ngãi được khôi phục lại. Tại những địa phương có đồn rút đi, việc kiểm soát giao lại cho Trật tự xã, sau một thời gian giúp đỡ cho họ về phương tiện chuyên môn đủ khả năng ứng phó với công việc. Việc kiểm soát trong tỉnh chủ yếu giao Trật tự xã đảm nhiệm, dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn của các đội lưu động (đối với hàng cơm, quán trọ), Đồn Công an cửa biển (đối với tàu thuyền) và cán bộ phụ trách Trật tự xã của Ban Trật tự Ty.   ( 12): 23 đồn, Gồm:            + 10 đồn Công an huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ, Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long và Ba Tơ. Các đồn này đóng gần trụ sở các Uỷ ban Kháng chién Hành chính huyện.          + 4 đồn Công an cửa biển, gồm: Sa Kỳ, Sơn Trà (vịnh Dung Quất), Cổ Luỹ, Sa Huỳnh (kiêm phụ trách ga Sa Huỳnh);             + 3 đồn Công an thị trấn gồm: Thị xã Quảng Ngãi, Thu Xà, Sông Vệ;          + Đồn Công an Kháng – Hành đóng gần Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh;            + 2 đồn Công an bảo vệ nhà lao tỉnh và nhà lao an trí (trại cải tạo);             + Đồn Công an Biên giới Nam – Ngãi đóng tại Trị Bình             + 2 Đồn túc trực đóng tại Ty Công an và cơ quan 80.             Đồn Công an được chia làm các hạng:             - Hạng A, có 7 đồn: Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ, Kháng – Hành Quảng Ngãi, Sông Vệ, thị xã Quảng Ngãi.             - Hạng B, có 8 đồn: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, Nghĩa Hành, Sơn Trà, Thu Xà;             - Hạng C, có 6 đồn: Sa Kỳ, Cổ Luỹ, nhà lao Nghĩa Hành, nhà lao tỉnh, Sa Huỳnh và đồn biên giới Nam - Ngãi;             - Hai đồn đặc biệt túc trực tại Ty và cơ quan 80 (?)   (13):  Quân Pháp đã tiêu huỷ 434 chiếc ghe (trị giá trên 60.000.000 đồng), 42 giàn mành lưới, giết 143 người và bắt đi 12 người khác, đốt cháy 2.000 nóc nhà (riêng Nghĩa Hà bị đốt 1.000 nóc nhà).   (14):  Báo cáo tổng kết công tác công an năm 1951.

Tin liên quan


Nội dung trong file đính kèm 22/12/2023

Qua xác minh, N.guyễn T.hị L.ệ T.hương (sinh 1994, cư trú tại: xã Tịnh Long, TP Quảng Ngãi) Nhân viên tiếp thị sản phẩm trên cho biết: Khoảng 12h30' cùng ngày nhận yêu cầu từ L.ê T.ấn H.ải (sinh 1988, cư trú tại xã Nghĩa ‎Thuận, huyện Tư Nghĩa) - Quản lý sản phẩm N.. của nhãn hiệu N..., T.hương đến ‎Công ty TNHH MTV T.uyết K.a (88 B.à T.riệu, TP Quảng Ngãi) nhận sản phẩm đến Trường Tiểu học ‎Trần Văn Trà tiếp thị, gồm: 19 lốc sữa nhãn nhiều N... và 01 túi 50 gói thạch trái ‎cây N... (tặng kèm khi bán sữa).
Sau khi bán được 11 lốc sữa và tặng túi 50 gói ‎thạch rau cau, thì có nhiều học sinh sử dụng bị ngộ độc phải chuyển cấp cứu ‎tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi.‎
Ngay khi vụ việc xảy ra, Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp Quản lý thị trường, Y tế, Chi cục vệ sinh ATTP và CDC Quảng Ngãi điều tra, làm rõ.
Hiện Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh đang khám và theo dõi sức khỏe cho các em, chưa ghi nhận trường hợp nào chuyển biến nặng.
Vụ việc trên là bài học cảnh tỉnh về đồ ăn thức uống trước các cơ sở giáo dục khi bán cho học sinh sử dụng. Trước đó, ngày 02/12/2023, Giám đốc Công an tỉnh đã có Công văn số 6476/VC-PV01(TMCS) chỉ đạo Công an cơ sở tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý các hàng quán trước cổng trường mua bán các loại đồ ăn, thức uống không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nghi có chứa chất ma tuý./.

08/12/2023

I. Đối tượng tuyển chọn

Công dân Việt Nam, cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các bộ, ngành ở Trung ương và địa phương, hoặc sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu; học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp đại học hoặc có trình độ cao hơn, chuyên ngành công nghệ thông tin, tin học, điện tử viễn thông, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện - điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, điện công nghiệp.

II. Phương thức tuyển chọn: Xét tuyển

III. Số lượng cần tuyển

- 11 chỉ tiêu cán bộ công nghệ thông tin (Quản trị mạng; Máy chủ; Quản trị cơ sở dữ liệu; Phân tích dữ liệu; Phần mềm, ứng dụng).

- 01 chỉ tiêu cán bộ kỹ thuật (điện, điều hòa chính xác, ắc quy, bể dầu và phòng cháy, chữa cháy hệ thống công nghệ thông tin). 

*Toàn văn Thông báo xem tại file đính kèm./.

08/12/2023

Ba cảnh báo phát đi chưa ráo mực, ngày 03/12/2023, Công an tỉnh Quảng Ngãi tiếp nhận thủ đoạn mới lừa đảo trực tuyến bằng việc "điều chỉnh dữ liệu quốc gia cấp 2", cụ thể:

Khoảng 10h00' sáng ngày 03/12/2023, một người dân (gốc Quảng Ngãi) hiện cư trú ở TP. Hồ Chí Minh nhận được cuộc gọi từ số 0395.719.46... thông báo "dữ liệu cấp 2" do phường cập nhật chuyển lên quận bị nghẽn, đề nghị lên quận điều chỉnh, hoặc sẽ có người hỗ trợ qua zalo.

Khoảng 30' sau, có 02 số máy 0866.656.46..., 0394.999.24... giới thiệu là "nhân viên hướng dẫn" ở quận hỗ trợ người dân tải App "dichvucong" bằng cách đăng nhập Google tải "dichvucong.lgov.net" (Hình 1) với điều kiện máy smatphone có hệ điều hành Android.

Hình 1

Do máy smatphone người dân này không trùng hệ điều hành, nên mượn tạm máy của người cha ruột (mới nghỉ hưu, từ Quảng Ngãi vào thăm con) thao tác. 

Khi tải được ứng dụng, "nhân viên hướng dẫn" yêu cầu đăng nhập kích hoạt ứng dụng bằng số điện thoại cá nhân và tự tạo một mật khẩu (Hình 2).

Hình 2

Khi ứng dụng dichvucong.lgov.net được kích hoạt, máy hiện tỷ lệ % kích hoạt (Hình 3).

Hình 3

Kích hoạt xong, không liên lạc được với "nhân viên hướng dẫn" để làm bước tiếp theo.

Người cha nghi ngờ, kiểm tra lại tài khoản ngân hàng VCB trên máy smatphone thì toàn bộ 83 triệu tiền lương tích cóp đã mất.

Kiểm tra biến động tài khoản ngân hàng, thì thời điểm kích hoạt ứng dụng cũng là lúc hai lần tiền chuyển qua tài khoản ngân hàng của kẻ gian.

Vụ việc đang được kiểm tra, xác minh.

KHUYẾN CÁO:

1. Lực lượng Công an hỗ trợ người dân kích hoạt định danh điện tử VNeID trực tiếp.

2. Mọi trường hợp khi kích hoạt thì không có lỗi, trừ trường hợp người dân cung cấp sai số điện thoại hoặc thay số điện thoại thì phải đăng ký lại trực tiếp tại Đội CSQLHC về TTXH Công an cấp huyện hoặc báo trực tiếp cho Công an cấp xã để cấp xã báo Công an cấp huyện điều chỉnh, hoàn toàn không hỗ trợ qua cuộc gọi hay trang mạng xã hội nào. 

3. Mọi trường hợp thắc mắc về ứng dụng VNeID, người dân cần liên hệ với công an cơ sở nơi cư trú để được hỗ trợ./.

 

04/12/2023

1. Phòng Cảnh sát giao thông: chuyển đến làm việc tại trụ sở số 200 Trường Chinh, phường Chánh Lộ, Tp. Quảng Ngãi​.

2. Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh và Phòng An ninh mạng: chuyển đến làm việc tại trụ sở số 403 Lê Lợi, phường Nghĩa Lộ, Tp. Quảng Ngãi.

Số điện thoại, fax và các thông tin liên quan khác của các đơn vị nêu trên vẫn không thay đổi.

Công an tỉnh thông báo để các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân biết, liên hệ công tác./. 

27/11/2023

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1333

Tổng số lượt xem: 7902592