Truy cập nội dung luôn

Hoạt động phá hoại tư tưởng – văn hóa chống Việt Nam thông qua vụ án gián điệp N

07/06/2017 12:00    641

Vụ án gián điệp có bí số N do Công an TP Hồ Chí Minh xác lập, đấu tranh có thể coi là đặc trưng của Cơ quan An ninh Việt Nam chống lại âm mưu thâm độc đẩy mạnh hoạt động "Diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa chống Việt Nam.

Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của quân và dân ta đã xóa sổ chế độ thực dân, đế quốc, giành toàn thắng, tạo nên mốc son lịch sử ngày 30-4-1975, non sông quy về một mối. Toàn Đảng, toàn dân ta dốc lòng khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng đất nước ta ngày càng đổi mới và phát triển trên mọi mặt đời sống xã hội. Song, các thế lực thù địch chưa từ bỏ mưu đồ đen tối là lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta bằng việc đẩy mạnh hoạt động “Diễn biến hòa bình” (DBHB), đặc biệt là DBHB trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa chống Việt Nam. 

Vụ án gián điệp có bí số  N do Công an TP Hồ Chí Minh (CA TP HCM) xác lập, đấu tranh có thể coi là đặc trưng của Cơ quan An ninh Việt Nam chống lại âm mưu thâm độc đó.

Diễn biến tình hình

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các thế lực thù địch, ngoài việc tăng cường hình thành, nuôi dưỡng nhiều tổ chức phản động từ hải ngoại cho xâm nhập về Việt Nam để hoạt động phá hoại như: “Chí nguyện đoàn hải ngoại phục quốc” do Võ Đại Tôn cầm đầu, “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam” do Mai Văn Hạnh và Lê Quốc Túy là đồng chủ tịch, “Đảng nhân dân hành động” của Nguyễn Sĩ Bình…, họ còn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền chiến tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng chống Việt Nam; kích động gây rối, gây bạo loạn lật đổ; kích động vượt biên, di tản; kích động gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo; tuyên truyền xuyên tạc mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta…

4.1.TB.07.06.2017.jpg

Hình ảnh TP HCM vào thập niên 80.

Vũ khí nguy hiểm để thực hiện mưu đồ trên đó là lợi dụng mọi con đường công khai, bí mật cho xâm nhập vào Việt Nam nhiều tài liệu, sách báo, văn hóa phẩm có nội dung phản động, đồi trụy. Đồng thời, tăng cường móc nối, xây dựng, nuôi dưỡng nhiều tổ chức phản động trong nước nhằm thu thập tài liệu chuyển ra nước ngoài phục vụ cho chiến dịch phản tuyên truyền chống Việt Nam.

Lập kế hoạch đấu tranh

Những năm cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, qua công tác trinh sát, CA TP HCM đã phát hiện một số văn nghệ sĩ thuộc chế độ cũ, sau khi đi học tập cải tạo về, có dấu hiệu hoạt động phản Cách mạng, biểu hiện trong sáng tác, in ấn những tác phẩm văn học, nghệ thuật, trao đổi quan hệ thư tín, tiền, hàng… với các cá nhân và tổ chức phản động ở nước ngoài. 

Ngày 20-3-1984, được sự chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục An ninh, CA TP HCM đã xác lập kế hoạch đấu tranh với hoạt động trên, lấy bí số N. Ban chuyên án đã xác định đối tượng cầm đầu là Trần Tam Tiệp – Tổng Thư ký “Trung tâm văn bút Việt Nam hải ngoại”, nằm trong Trung tâm văn bút quốc tế (PEN club International), trụ sở đóng tại Cộng hòa Pháp. Tiệp đã tìm cách móc nối một số văn nghệ sĩ có tư tưởng bất mãn, chống đối ở Việt Nam, tập trung tại TP HCM.

Trần Tam Tiệp sinh quán tại Thái Bình, trước ngày giải phóng miền Nam là Trung tá không quân của chế độ Việt Nam Cộng hòa, hoạt động trong bộ máy chiến tranh chính trị, kiêm phụ trách tờ báo “Lý tưởng” của Bộ Tư lệnh Không quân. Năm 1975, Tiệp di tản sang Pháp. Sau khi móc nối, tập hợp được một số văn nghệ sĩ trong cộng đồng người Việt hải ngoại tại các nước Mỹ, Pháp, Canada, Bỉ…, năm 1978, Tiệp đã thao túng để được tổ chức “Văn bút Việt Nam hải ngoại” bầu anh ta làm Tổng Thư ký.

Đối tượng chủ chốt trong nước là Dương Hùng Cường, bạn của Tiệp, nguyên là Trung úy không quân Sài Gòn, Trưởng ban biên soạn và thuyết trình viên chiến tranh chính trị, một nhà văn chống Cộng khét tiếng một thời. Cường biết địa chỉ của Tiệp tại Paris và thường xuyên liên lạc với Tiệp; đồng thời thông báo cho một số vãn nghệ sĩ trong nước liên lạc trực tiếp với Tiệp.

Ðể tạo đường dây liên lạc an toàn giữa “Vãn bút Việt Nam hải ngoại” và một số văn nghệ sĩ phản động trong nước, Tiệp đã móc nối với Nguyễn Thị Nh. - một nhân viên văn phòng ngoại dịch của Bưu điện TP HCM, dùng tiền, tình để quyến rũ, xây dựng Nh. thành cơ sở bí mật, đường dây liên lạc chuyển giao tài liệu phản động an toàn nhất. 

Với thủ đoạn cực kỳ tinh vi: Những gói bưu phẩm từ Sài Gòn gửi sang Paris cho Tiệp thông qua kiểm tra hải quan đều hợp pháp và được chuyển vào kho, chờ hôm sau chuyển lên máy bay. Đêm, Nh. bí mật mở bưu phẩm, tuồn tài liệu vào (đó là những sáng tác văn học có nội dung chống chế độ; những tài liệu bịa đặt, xuyên tạc tình hình đất nước, nó sẽ trở thành vũ khí nguy hiểm để các thế lực thù địch bên ngoài sử dụng vào các chiến dịch phản tuyên truyền vu cáo Việt Nam). 

Chiều ngược lại, khi những thùng bưu phẩm từ Pháp gửi về, ngay đêm đầu tiên còn ở trong kho bưu điện, Nh. lại bí mật, khéo léo mở bưu phẩm, rút hết thư từ, tài liệu, sách báo có nội dung phản động và chuyển giao trực tiếp cho từng đối tượng. Ngày hôm sau, khách tới nhận quà, mở bưu phẩm ra, toàn là đồ hộp Pháp, thuốc tây, vải vóc, mỹ phẩm… Quả là một kế hoạch xóa dấu vết hoàn hảo.

Vì lẽ đó mà nhiều năm sau giải phóng, Cơ quan An ninh cả nước đã tiến hành mọi biện pháp nhằm ngăn chặn tài liệu, sách báo có nội dung phản động, đồi trụy xâm nhập vào Việt Nam. Vậy mà, đó đây, đặc biệt là tại địa bàn TP HCM, vẫn xuất hiện những tờ báo vô cùng độc hại, sặc mùi chống Cộng như: Trắng đen, Văn nghệ Tiền Phong, Lửa Việt, Nhân bản, Nhân chứng… Và kỳ lạ hơn, nhiều vụ việc mới xảy ra trong nước mà bên ngoài báo chí phản động đã loan tin với nội dung thổi phồng, bóp méo, xuyên tạc. Mặc dù lúc đó ở Việt Nam chưa có điện thoại di động và internet.

4.2.TB.07.06.2017.jpg

Một số báo chí, vật phẩm xấu xâm nhập vào Việt Nam qua vụ NC82.

Để khuyến khích bọn phản động trong nước hoạt động, Tiệp tăng cường tài trợ bằng cách gửi tiền, hàng dưới dạng quà biếu, với nhiều địa chỉ khác nhau cho từng người, ai gửi nhiều tin, nhiều bài được Tiệp tài trợ nhiều hơn. Ngoài ra, Tiệp còn chỉ đạo một số đối tượng học đánh máy (cả Anh, Pháp văn) để đưa sang Pháp làm việc cho đài phát thanh phản động. Tiệp đã hướng dẫn những quy ước riêng về liên lạc thư tín, lập đường dây chuyển ngân lậu về nước…

Qua điều tra, lực lượng an ninh xác định “Văn bút Việt Nam hải ngoại”, mà chủ trò là Trần Tam Tiệp, đã 72 lần chuyển tiền và hàng cho các đối tượng trong nước, trong đó thông qua đường dây của Nh. là 48 lần, 15 lần bằng đường bưu điện công khai, 9 lần thông qua Việt kiều về nước. Mỗi thùng hàng gửi đều có tài liệu, thư từ, sách báo đồi trụy, phản động kèm theo.

Căn cứ kết quả công tác điều tra và chứng cứ thu thập được, Ban chuyên án quyết định phá án sớm để ngăn chặn số văn nghệ sĩ này mở rộng hoạt động trong nước, móc nối với các đối tượng trong một số tổ chức quốc tế thiếu thiện chí với Việt Nam, gây phiền hà cho ta trên lĩnh vực tuyên truyền đối ngoại. 

Ngày 25-5-1984, CA TP HCM quyết định phá án, bắt 5 đối tượng. Khám xét nơi ở của họ, ta thu nhiều tác phẩm và tài liệu có nội dung phản động do Tiệp gửi về. Riêng tại một địa chỉ trên đường Điện Biên Phủ, các phương tiện in ấn, các báo cáo về tin tức tình báo cùng một số tác phẩm có nội dung phản động do các đối tượng trong vụ án sáng tác, thu thập chuẩn bị gửi ra nước ngoài cũng được Cơ quan điều tra thu giữ kịp thời. 

Tại trại giam, các bị can tiếp tục liên lạc với các đối tượng bên ngoài bằng thủ đoạn châm kim thành chữ trên các túi ni long đựng kẹo rồi chuyển ra ngoài sau mỗi lần tiếp tế, thăm nuôi. Hoạt động trên cũng đã bị ta phát hiện và vô hiệu hóa.

Nhằm vạch trần âm mưu của bọn phản động lưu vong, bọn gián điệp lâm thời câu kết với các phần tử phản động trong văn nghệ sĩ, trí thức cũ, CA TP HCM đã nhanh chóng hoàn chỉnh hồ sơ vụ án, chuyển sang Viện Kiểm sát nhân dân thành phố đề nghị truy tố 11 đối tượng. Toà án nhân dân TP HCM đã mở phiên tòa xét xử, người chịu mức án cao nhất là 8 năm tù giam, số còn lại tùy mức độ nặng nhẹ chịu hình phạt thích đáng.

Thắng lợi công tác đấu tranh kế hoạch N của CA TP HCM đã góp phần quan trọng làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch hoạt động chống phá Việt Nam trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa. Sự việc xảy ra đã trên ba thập niên, song thiết nghĩ nó vẫn là bài học kinh nghiệm quý báu cho ngày nay, khi các thế lực thù địch đã và đang đẩy mạnh hoạt động DBHB chống Việt Nam mà hậu quả của nó đã làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên tự chuyển hóa, tự diễn biến tư tưởng, gây bất lợi cho ta trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước.

Khổng Hà (theo cand.com.vn)

02/05/2024

Nội dung trong file đính kèm 22/12/2023

Qua xác minh, N.guyễn T.hị L.ệ T.hương (sinh 1994, cư trú tại: xã Tịnh Long, TP Quảng Ngãi) Nhân viên tiếp thị sản phẩm trên cho biết: Khoảng 12h30' cùng ngày nhận yêu cầu từ L.ê T.ấn H.ải (sinh 1988, cư trú tại xã Nghĩa ‎Thuận, huyện Tư Nghĩa) - Quản lý sản phẩm N.. của nhãn hiệu N..., T.hương đến ‎Công ty TNHH MTV T.uyết K.a (88 B.à T.riệu, TP Quảng Ngãi) nhận sản phẩm đến Trường Tiểu học ‎Trần Văn Trà tiếp thị, gồm: 19 lốc sữa nhãn nhiều N... và 01 túi 50 gói thạch trái ‎cây N... (tặng kèm khi bán sữa).
Sau khi bán được 11 lốc sữa và tặng túi 50 gói ‎thạch rau cau, thì có nhiều học sinh sử dụng bị ngộ độc phải chuyển cấp cứu ‎tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi.‎
Ngay khi vụ việc xảy ra, Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp Quản lý thị trường, Y tế, Chi cục vệ sinh ATTP và CDC Quảng Ngãi điều tra, làm rõ.
Hiện Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh đang khám và theo dõi sức khỏe cho các em, chưa ghi nhận trường hợp nào chuyển biến nặng.
Vụ việc trên là bài học cảnh tỉnh về đồ ăn thức uống trước các cơ sở giáo dục khi bán cho học sinh sử dụng. Trước đó, ngày 02/12/2023, Giám đốc Công an tỉnh đã có Công văn số 6476/VC-PV01(TMCS) chỉ đạo Công an cơ sở tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý các hàng quán trước cổng trường mua bán các loại đồ ăn, thức uống không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nghi có chứa chất ma tuý./.

08/12/2023

I. Đối tượng tuyển chọn

Công dân Việt Nam, cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các bộ, ngành ở Trung ương và địa phương, hoặc sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu; học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp đại học hoặc có trình độ cao hơn, chuyên ngành công nghệ thông tin, tin học, điện tử viễn thông, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện - điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, điện công nghiệp.

II. Phương thức tuyển chọn: Xét tuyển

III. Số lượng cần tuyển

- 11 chỉ tiêu cán bộ công nghệ thông tin (Quản trị mạng; Máy chủ; Quản trị cơ sở dữ liệu; Phân tích dữ liệu; Phần mềm, ứng dụng).

- 01 chỉ tiêu cán bộ kỹ thuật (điện, điều hòa chính xác, ắc quy, bể dầu và phòng cháy, chữa cháy hệ thống công nghệ thông tin). 

*Toàn văn Thông báo xem tại file đính kèm./.

08/12/2023

Ba cảnh báo phát đi chưa ráo mực, ngày 03/12/2023, Công an tỉnh Quảng Ngãi tiếp nhận thủ đoạn mới lừa đảo trực tuyến bằng việc "điều chỉnh dữ liệu quốc gia cấp 2", cụ thể:

Khoảng 10h00' sáng ngày 03/12/2023, một người dân (gốc Quảng Ngãi) hiện cư trú ở TP. Hồ Chí Minh nhận được cuộc gọi từ số 0395.719.46... thông báo "dữ liệu cấp 2" do phường cập nhật chuyển lên quận bị nghẽn, đề nghị lên quận điều chỉnh, hoặc sẽ có người hỗ trợ qua zalo.

Khoảng 30' sau, có 02 số máy 0866.656.46..., 0394.999.24... giới thiệu là "nhân viên hướng dẫn" ở quận hỗ trợ người dân tải App "dichvucong" bằng cách đăng nhập Google tải "dichvucong.lgov.net" (Hình 1) với điều kiện máy smatphone có hệ điều hành Android.

Hình 1

Do máy smatphone người dân này không trùng hệ điều hành, nên mượn tạm máy của người cha ruột (mới nghỉ hưu, từ Quảng Ngãi vào thăm con) thao tác. 

Khi tải được ứng dụng, "nhân viên hướng dẫn" yêu cầu đăng nhập kích hoạt ứng dụng bằng số điện thoại cá nhân và tự tạo một mật khẩu (Hình 2).

Hình 2

Khi ứng dụng dichvucong.lgov.net được kích hoạt, máy hiện tỷ lệ % kích hoạt (Hình 3).

Hình 3

Kích hoạt xong, không liên lạc được với "nhân viên hướng dẫn" để làm bước tiếp theo.

Người cha nghi ngờ, kiểm tra lại tài khoản ngân hàng VCB trên máy smatphone thì toàn bộ 83 triệu tiền lương tích cóp đã mất.

Kiểm tra biến động tài khoản ngân hàng, thì thời điểm kích hoạt ứng dụng cũng là lúc hai lần tiền chuyển qua tài khoản ngân hàng của kẻ gian.

Vụ việc đang được kiểm tra, xác minh.

KHUYẾN CÁO:

1. Lực lượng Công an hỗ trợ người dân kích hoạt định danh điện tử VNeID trực tiếp.

2. Mọi trường hợp khi kích hoạt thì không có lỗi, trừ trường hợp người dân cung cấp sai số điện thoại hoặc thay số điện thoại thì phải đăng ký lại trực tiếp tại Đội CSQLHC về TTXH Công an cấp huyện hoặc báo trực tiếp cho Công an cấp xã để cấp xã báo Công an cấp huyện điều chỉnh, hoàn toàn không hỗ trợ qua cuộc gọi hay trang mạng xã hội nào. 

3. Mọi trường hợp thắc mắc về ứng dụng VNeID, người dân cần liên hệ với công an cơ sở nơi cư trú để được hỗ trợ./.

 

04/12/2023

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1357

Tổng số lượt xem: 8186082