Cảnh báo thủ đoạn lấy lại tiền bị lừa đảo
Để tạo uy tín, các đối tượng sử dụng trang mạng xã hội giả mạo các Cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an, công ty Luật, Văn phòng Luật sư để đăng tải video và bài viết với nội dung cảnh báo về các phương thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Sử dụng trang mạng xã hội giả mạo
Ngoài ra, các đối tượng còn đăng quảng cáo về các dịch vụ hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa đảo một cách nhanh chóng, dễ dàng và cam kết chỉ thu tiền sau khi nạn nhân đã lấy lại được số tiền đã mất. Từ đó, khiến nạn nhân lầm tưởng đây là giải pháp lấy lại tiền nhanh chóng thông qua mạng xã hội.
Đăng tải video và bài viết cảnh báo lừa đảo
Chúng sử dụng tính năng chạy quảng cáo nhằm thu hút người theo dõi, tương tác và tạo ra nhiều tài khoản giả mạo để bình luận dưới các bài viết trên các trang thông tin uy tín, có số lượng lớn người quan tâm, theo dõi.
Sử dụng nhiều tài khoản giả mạo để bình luận, tương tác với các bài viết
Vì tin tưởng vào các trang này, một số nạn nhân đã liên hệ để nhờ hỗ trợ, dẫn đến việc bị các đối tượng lừa đảo yêu cầu chuyển tiền và tiếp tục mất thêm tiền cho những đối tượng lừa đảo này.
Trước tình hình trên, người dân khi sử dụng mạng xã hội tuyệt đối không nghe theo, không liên hệ với các website, fanpage, tài khoản mạng xã hội quảng cáo dịch vụ "tiếp nhận hồ sơ", "hỗ trợ lấy lại tiền bị treo", "thu hồi tiền lừa đảo".
Không chuyển tiền cho các đối tượng trên để được hướng dẫn, hoàn thiện hồ sơ.
Nếu bị lừa đảo, cần trực tiếp đến các cơ quan Công an gần nhất để trình báo hoặc gửi đơn, thư theo đường bưu điện để được tiếp nhận, giải quyết.
T.L