Truy cập nội dung luôn

​Tháng 7 ở Nghĩa trang liệt sĩ Việt-Lào

18/07/2017 12:00    818

Nhân dân hai nước Việt-Lào đang tổ chức nhiều hoạt động Kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào và 40 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Lào; Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ.

Chúng tôi lại tìm về nghĩa trang liệt sĩ Việt-Lào ở huyện Anh Sơn, Nghệ An nơi yên nghỉ của 11.000 người con ưu tú của đất Việt từng làm nhiệm vụ quốc tế cao cả trên nước bạn Lào.

Sự sẻ chia, tình keo sơn gắn bó của Việt-Lào mãi mãi bền chặt không chỉ bởi “núi liền núi, sông liền sông” mà ở mỗi bản, làng còn thấm đẫm máu, nước mắt và nụ cười của các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam và bộ đội Pathét Lào.

Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long

Năm 1982, dù đất nước đang phải đối mặt với bao khó khăn, thử thách, song Đảng và Nhà nước đã quyết định đưa toàn bộ hài cốt liệt sĩ hy sinh ở nước bạn Lào về nước. 

Tháng 1 năm 1983, Nghĩa trang Việt-Lào ở huyện Anh Sơn, Nghệ An chính thức được xây dựng trên diện tích gần 7ha. Toàn thể kiến trúc nghĩa trang được xây dựng nghiêm trang, tạo cảm giác linh thiêng, thành kính, chia thành 10 hạng mục công trình với 19 khu ô mộ. 

Trong nghĩa trang được đắp hai bức phù điêu mỗi bức cao gần 4m, dài 20m thể hiện hình ảnh của bộ đội tình nguyện Việt Nam và bộ đội Pathét Lào dũng cảm, hiên ngang, kề vai sát cánh chiến đấu và chiến thắng kẻ thù chung vì sự hoà bình, độc lập, thống nhất Tổ quốc của 2 dân tộc anh em. Đó còn là hình ảnh những người mẹ, người vợ tiễn con, tiễn chồng ra trận với ánh mắt dõi theo trìu mến, thân thương. 

4.1.TB.18.07.2017.jpg

Các cựu chiến binh thắp hương tri ân đồng đội ở Nghĩa trang liệt sỹ Việt-Lào. Ảnh: Báo NA

Trong mỗi khu mộ được bố trí thành các lô, mỗi lô có một am thờ và lư thắp hương riêng. Khu A: Lô 1 có 69 phần mộ liệt sĩ chống Pháp (thời kỳ 1930-1931); từ lô 2 đến 10 là phần mộ các liệt sĩ chống Mỹ. Tổng khu A có 5.381 phần mộ liệt sĩ. Khu B: có 12 lô, với 5.219 phần mộ liệt sĩ. Ngoài hai khu trên, nghĩa trang còn có một lô tử sĩ với 11 phần mộ. 

Trong số gần 11 nghìn liệt sĩ đang yên nghỉ ở nghĩa trang Việt-Lào chỉ có hơn 3 nghìn liệt sĩ xác định được tên tuổi, quê quán. Nghĩa trang Việt-Lào, nơi quy tập mộ của các chiến sĩ tình nguyện Việt Nam sang chiến đấu và hy sinh tại nước bạn Lào là nghĩa trang duy nhất của Việt Nam mang tên hai quốc gia, hai dân tộc.

Hằng năm, vào tối 26-7, Ban quản trang kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức lễ "Uống nước nhớ nguồn" để ghi nhớ công ơn các liệt sĩ. Hằng ngày để chăm sóc mộ phần của liệt sĩ, học sinh của 7 trường trung học phổ thông và trung học cơ sở ở huyện Anh Sơn kết nghĩa với Ban Quản lý nghĩa trang, thay phiên nhau đến quét dọn sạch sẽ khu mộ. Chính từ việc chăm sóc các phần mộ liệt sĩ ở nghĩa trang Việt-Lào, các em học sinh được giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, tình cảm thiêng liêng đối với người đã ngã xuống, lòng tự hào dân tộc và yêu hơn nước Việt thân yêu. 

Tình cảm keo sơn, gắn bó thuỷ chung, sẵn sàng hy sinh vì nhiệm vụ cao cả của các liệt sĩ đã được Giáo sư Phan Ngọc thể hiện qua bài phú gồm 408 chữ khắc trên bia đá trong nghĩa trang Việt-Lào bằng 2 ngôn ngữ Việt-Lào.

“…Quân dân ta lên đường.

Xa gia đình, Tổ quốc, chân sắt, vai đồng, Việt - Lào chung sức chiến đấu, đâu kể hy sinh; vì tự do hạnh phúc, gan vàng dạ ngọc quốc tế một lòng ủng hộ, ngại gì gian khổ.

Mất Thượng Lào, bỏ Xiêng Khoảng, thực dân Pháp đành tháo chạy, lôi tay sai, lập đồng minh, đế quốc Mỹ phải rút lui.

Cho hay trọng pháo, xe tăng, pháo đài bay, bom bi toạ độ không thắng được ý chí độc lập tự do; mới biết vũ khí, đô la, lửa na pan, thuốc độc da cam cũng phải thua khát vọng hoà bình dân chủ.

Máu hòa vào máu, Cánh Đồng Chum, Xiêng Khoảng, Thà Khẹt, ta cùng bạn hy sinh; xương lẫn với xương, Át- tô- pơ, Khăm Muộn, Viên Chăn, bạn cùng ta quyết tử.

Tình đoàn kết ấy dòng Cửu Long bao la, nghĩa thuỷ chung này dải Trường Sơn vững chãi…”.

Tháng 7 ở chốn linh thiêng

Tối 15-7, hướng về Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam cùng với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Báo Nhân dân tổ chức chương trình nghệ thuật Khúc tráng ca Việt - Lào tại Nghĩa trang liệt sĩ Việt - Lào. 

Phát biểu tại chương trình, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ xúc động phát biểu tri ân cán bộ, quân tình nguyện, chuyên gia quân sự Việt Nam đã dũng cảm rời nương lúa, bờ tre, góc phố thân thương của quê hương để sang Lào cùng kề vai, sát cánh với nhân dân, lực lượng vũ trang nước bạn đánh đuổi đế quốc, thực dân đưa lại tự do cho nhân dân các bộ tộc Lào. 

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Mồ hôi, xương máu của chiến sĩ và chuyên gia Việt Nam đã hòa quyện cùng xương máu, mồ hôi của chiến sĩ và nhân dân Lào, trở thành huyền thoại trong lòng người dân hai nước, mãi mãi là biểu tượng cao đẹp, trong sáng về tình đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu Việt Nam-Lào, Lào - Việt Nam hiếm có trong lịch sử quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới”.

Chúng tôi đã rơi nước mắt khi chứng kiến những cựu binh, thương binh tuổi đã xế chiều thắp nén hương thơm cho đồng đội trong chiều muộn ở nghĩa trang Việt-Lào. 

Bác Nguyễn Kim Trung, thương binh hạng 1/4 quê ở Hương Xuân, Hương Khê, Hà Tĩnh rớm nước mắt kể lại. Năm 1972, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, 2 anh em trai Nguyễn Kim Trung và Nguyễn Văn Quang lập tức lên đường. Nguyễn Kim Trung vào chiến đấu ở tuyến lửa thành cổ Quảng Trị. Còn Nguyễn Văn Quang vào đơn vị đặc công chiến đấu ở chiến trường Thượng Lào. Vừa cưới vợ được đúng 1 ngày, Nguyễn Văn Quang nhận lệnh lập tức lên đường. Người lính trẻ đành phải xa mẹ già, vợ trẻ hy sinh hạnh phúc riêng tư trong lứa tuổi 20. Chỉ sau 3 tháng, gia đình nhận được giấy báo tử Nguyễn Văn Quang đã hy sinh. Còn ở chiến trường Thành cổ Quảng Trị, Nguyễn Kim Trung cũng bị thương cụt cả 2 tay và nhiều vết đạn ở chân. Về lại quê nhà, mỗi dịp 27-7, bác Nguyễn Kim Trung lại vượt hàng trăm kilomet đến nghĩa trang Việt-Lào thắp nén nhang cho người em của mình cùng các đồng đội…

Rời nghĩa trang liệt sỹ Việt-Lào chúng tôi về xuôi, lời bài hát Chiều biên giới cứ như vang vọng, theo suốt chặng đường dài “Chiều biên giới em ơi/ Nhớ bao điều thân thương/ Đôi ta cùng chiến hào/ Tình yêu đẹp tiếng hát giữ đất trời quê ta”.

Dương Sông Lam (theo cand.com.vn)

02/05/2024

Nội dung trong file đính kèm 22/12/2023

Qua xác minh, N.guyễn T.hị L.ệ T.hương (sinh 1994, cư trú tại: xã Tịnh Long, TP Quảng Ngãi) Nhân viên tiếp thị sản phẩm trên cho biết: Khoảng 12h30' cùng ngày nhận yêu cầu từ L.ê T.ấn H.ải (sinh 1988, cư trú tại xã Nghĩa ‎Thuận, huyện Tư Nghĩa) - Quản lý sản phẩm N.. của nhãn hiệu N..., T.hương đến ‎Công ty TNHH MTV T.uyết K.a (88 B.à T.riệu, TP Quảng Ngãi) nhận sản phẩm đến Trường Tiểu học ‎Trần Văn Trà tiếp thị, gồm: 19 lốc sữa nhãn nhiều N... và 01 túi 50 gói thạch trái ‎cây N... (tặng kèm khi bán sữa).
Sau khi bán được 11 lốc sữa và tặng túi 50 gói ‎thạch rau cau, thì có nhiều học sinh sử dụng bị ngộ độc phải chuyển cấp cứu ‎tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi.‎
Ngay khi vụ việc xảy ra, Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp Quản lý thị trường, Y tế, Chi cục vệ sinh ATTP và CDC Quảng Ngãi điều tra, làm rõ.
Hiện Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh đang khám và theo dõi sức khỏe cho các em, chưa ghi nhận trường hợp nào chuyển biến nặng.
Vụ việc trên là bài học cảnh tỉnh về đồ ăn thức uống trước các cơ sở giáo dục khi bán cho học sinh sử dụng. Trước đó, ngày 02/12/2023, Giám đốc Công an tỉnh đã có Công văn số 6476/VC-PV01(TMCS) chỉ đạo Công an cơ sở tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý các hàng quán trước cổng trường mua bán các loại đồ ăn, thức uống không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nghi có chứa chất ma tuý./.

08/12/2023

I. Đối tượng tuyển chọn

Công dân Việt Nam, cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các bộ, ngành ở Trung ương và địa phương, hoặc sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu; học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp đại học hoặc có trình độ cao hơn, chuyên ngành công nghệ thông tin, tin học, điện tử viễn thông, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện - điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, điện công nghiệp.

II. Phương thức tuyển chọn: Xét tuyển

III. Số lượng cần tuyển

- 11 chỉ tiêu cán bộ công nghệ thông tin (Quản trị mạng; Máy chủ; Quản trị cơ sở dữ liệu; Phân tích dữ liệu; Phần mềm, ứng dụng).

- 01 chỉ tiêu cán bộ kỹ thuật (điện, điều hòa chính xác, ắc quy, bể dầu và phòng cháy, chữa cháy hệ thống công nghệ thông tin). 

*Toàn văn Thông báo xem tại file đính kèm./.

08/12/2023

Ba cảnh báo phát đi chưa ráo mực, ngày 03/12/2023, Công an tỉnh Quảng Ngãi tiếp nhận thủ đoạn mới lừa đảo trực tuyến bằng việc "điều chỉnh dữ liệu quốc gia cấp 2", cụ thể:

Khoảng 10h00' sáng ngày 03/12/2023, một người dân (gốc Quảng Ngãi) hiện cư trú ở TP. Hồ Chí Minh nhận được cuộc gọi từ số 0395.719.46... thông báo "dữ liệu cấp 2" do phường cập nhật chuyển lên quận bị nghẽn, đề nghị lên quận điều chỉnh, hoặc sẽ có người hỗ trợ qua zalo.

Khoảng 30' sau, có 02 số máy 0866.656.46..., 0394.999.24... giới thiệu là "nhân viên hướng dẫn" ở quận hỗ trợ người dân tải App "dichvucong" bằng cách đăng nhập Google tải "dichvucong.lgov.net" (Hình 1) với điều kiện máy smatphone có hệ điều hành Android.

Hình 1

Do máy smatphone người dân này không trùng hệ điều hành, nên mượn tạm máy của người cha ruột (mới nghỉ hưu, từ Quảng Ngãi vào thăm con) thao tác. 

Khi tải được ứng dụng, "nhân viên hướng dẫn" yêu cầu đăng nhập kích hoạt ứng dụng bằng số điện thoại cá nhân và tự tạo một mật khẩu (Hình 2).

Hình 2

Khi ứng dụng dichvucong.lgov.net được kích hoạt, máy hiện tỷ lệ % kích hoạt (Hình 3).

Hình 3

Kích hoạt xong, không liên lạc được với "nhân viên hướng dẫn" để làm bước tiếp theo.

Người cha nghi ngờ, kiểm tra lại tài khoản ngân hàng VCB trên máy smatphone thì toàn bộ 83 triệu tiền lương tích cóp đã mất.

Kiểm tra biến động tài khoản ngân hàng, thì thời điểm kích hoạt ứng dụng cũng là lúc hai lần tiền chuyển qua tài khoản ngân hàng của kẻ gian.

Vụ việc đang được kiểm tra, xác minh.

KHUYẾN CÁO:

1. Lực lượng Công an hỗ trợ người dân kích hoạt định danh điện tử VNeID trực tiếp.

2. Mọi trường hợp khi kích hoạt thì không có lỗi, trừ trường hợp người dân cung cấp sai số điện thoại hoặc thay số điện thoại thì phải đăng ký lại trực tiếp tại Đội CSQLHC về TTXH Công an cấp huyện hoặc báo trực tiếp cho Công an cấp xã để cấp xã báo Công an cấp huyện điều chỉnh, hoàn toàn không hỗ trợ qua cuộc gọi hay trang mạng xã hội nào. 

3. Mọi trường hợp thắc mắc về ứng dụng VNeID, người dân cần liên hệ với công an cơ sở nơi cư trú để được hỗ trợ./.

 

04/12/2023

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 2046

Tổng số lượt xem: 8166607