Truy cập nội dung luôn

Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo bằng tiền giả, vàng giả ở vùng nông thôn

14/03/2023 08:57    164

Lợi dụng sự hạn chế tiếp cận với các thông tin liên quan và khả năng phân biệt tiền, vàng thật giả của người dân vùng nông thôn, các đối tượng đã dùng nhiều chiêu trò, thủ đoạn tinh vi để thực hiện lừa đảo. Công an các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long đã ngăn chặn, bắt giữ nhiều đối tượng.

Dùng tiền thật mua tiền giả, mua hàng bằng tiền giả để được trả lại tiền thật

Phan Nguyễn Tuấn Kiệt (SN 2001), Phạm Thị Thái Chân (SN 2000, cùng ngụ tỉnh Đồng Tháp), Lê Văn Toàn (SN 1992, ngụ Hậu Giang) vừa bị cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang bắt giữ, khởi tố về tội “lưu hành tiền giả”.

tiengia 1.jpg -0
Cán bộ Công an tỉnh Hậu Giang làm việc với các đối tượng mua bán, lưu hành tiền giả.

Kiệt và Chân đã dùng 10.000.000 đồng lên mạng xã hội đặt mua 80.000.000 đồng tiền giả, các tờ tiền có mệnh giá 500.000 đồng. Có hàng trong tay, Kiệt và Chân lên mạng xã hội Facebook, Zalo rao bán lại để kiếm lời với giá 3.000.000 đồng tiền giả bằng 1.000.000 đồng tiền thật. Toàn là khách hàng mua lại tiền giả của Kiệt và Chân.

Buổi tối, Toàn đến các quán nhậu trên địa bàn thị xã Long Mỹ, ra vẻ là người nhiều tiền luôn “xung phong” để thanh toán phiếu. Tối 8/10/2022, “vở cũ diễn lại”, trong lúc nhậu, Toàn dùng tờ 500.000 đồng tiền giả để mua trái cây. Nhưng lần này, Toàn bị phát hiện sử dụng tiền giả. Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hậu Giang mở rộng khai thác đối tượng, tiến hành bắt giữ Kiệt và Chân.

Các đối tượng khai nhận, đã tiêu thụ hết 48.000.000 đồng tiền giả, số còn lại đã đốt bỏ. Các trao đổi mua bán tiền giả được tiến hành trên mạng xã hội, giao hàng bằng dịch vụ chuyển phát hàng hóa và thanh toán qua hình thức chuyển khoản ngân hàng.

Cũng trong năm 2022, Công an tỉnh Hậu Giang đã triệt phá thành công đường dây tàng trữ, lưu hành tiền giả, các đối tượng trong đường dây sinh sống ở TP Hồ Chí Minh nhưng đã tìm đến vùng nông thôn Hậu Giang để thực hiện hành vi phạm tội. Nguyễn Thị Hương (SN 1981), Nguyễn Văn Dũ (SN 1993) và Nguyễn Hoàng Cẩm Nguyên (SN 1988, cùng trú TP Hồ Chí Minh) đã mua 50.000.000 đồng tiền giả mệnh giá 500.000 đồng với giá 10.000.000 đồng rồi mang xuống huyện Vị Thủy, Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang) để tiêu thụ. Cả 3 đã bị cơ quan Công an bắt giữ khi đang bàn bạc kế hoạch “giả đổi thật” tại một nhà trọ trên địa bàn huyện Vị Thủy, cùng tang vật là 83 tờ tiền giả loại 500.000 đồng.

Tinh thần cảnh giác của người dân

Giữa tháng 2 vừa qua, Lê Thị Ngọc Huyền (SN 1996, cư trú ấp Mỹ Phú, xã Phú Điền, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) chạy xe máy từ Đồng Tháp sang An Giang và tìm đến tiệm vàng Ngọc Dũng (khu vực ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn) cầm 2 sợi dây chuyền, mỗi sợi có trọng lượng 5 chỉ vàng. Chủ tiệm vàng là bà Đoàn Thị Hiền đồng ý cầm với giá 48 triệu đồng.

Trong lúc viết giấy cầm đồ và kiểm đếm tiền để đưa cho Huyền, bà Hiền tinh ý khi thấy Huyền nôn nóng muốn nhận được tiền nhanh, có nhiều biểu hiện nghi vấn nên đã đưa 2 sợi dây chuyền cho chồng kiểm tra. Thấy bị phát hiện, Huyền tông cửa kính của tiệm vàng bỏ chạy. Vợ chồng chủ tiệm vàng truy đuổi, phối hợp người dân xung quanh bắt giữ được Huyền giao cho cơ quan Công an…

Cũng vào tháng 2/2022, anh Huỳnh Thanh Phong (ở xã Giao Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) khi hay tin hàng xóm bị một người đàn ông lạ mặt dùng 800.000 đồng tiền giả để mua hàng hóa, đã liền truy đuổi theo đối tượng nhưng không kịp. Ngày hôm sau, khi đang đi trên đường, anh Phong nhìn thấy người có những đặc điểm giống đối tượng dùng tiền giả mua hàng mà hàng xóm đã mô tả nên giữ lại để nhận dạng và điện thoại báo cơ Công an đến tiếp nhận, xử lý.

Công an tỉnh Bến Tre đã mở rộng điều tra, khởi tố, bắt tạm giam 4 đối tượng về các tội làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả; thu giữ nhiều tang vật là tiền Việt Nam và tiền nước ngoài giả gồm: Mỹ, Campuchia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Uzbekistan… với nhiều mệnh giá khác nhau. Qua giám định, tổng số tiền Việt Nam giả thu giữ là được là trên 1,2 tỷ đồng cùng nhiều phương tiện, máy móc, dụng cụ dùng để in tiền giả.

Ông Ngô Trần Thanh Liêm, Trưởng phòng Tiền tệ - Kho quỹ và Hành chính, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hậu Giang cho biết, thủ đoạn của các đối tượng lưu hành tiền giả tuy tinh vi nhưng các loại tiền giả hiện nay là không có được các đặc điểm bảo an như tiền thật hoặc có thì chỉ mang tính mô phỏng, màu sắc có thể nhạt, hoặc đậm hơn tiền thật nhưng thiếu màu, hình ảnh, họa tiết không sắc nét, tinh tế như tiền thật có thể dùng tay hoặc mắt để phân biệt tiền thật và tiền giả.

Một trong những cách thủ công đơn giản nhất là dùng tay bóp chặt tờ tiền rồi thả ra. Đối với tiền thật, khi thả ra thì tờ tiền không bị nhăn, bằng phẳng trở lại như ban đầu. Tiền giả, khi bóp rồi thả ra thì giống như một tờ giấy bị bóp nát, không có sự đàn hồi. Người dân cũng có thể dùng tay kiểm tra các chi tiết in nổi trên tờ tiền như dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊåT NAM”, Quốc huy, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và số mệnh giá. Ở tiền thật thì khi vuốt lên các chi tiết này có cảm giác nhám, ráp, còn đối với tiền giả thì khi vuốt có cảm giác trơn lì, không nhám ráp. Một số trường hợp hình định vị trên tờ tiền giả không khớp khít, các khe trắng không đều nhau…

  •  

Theo cand.com.vn


02/05/2024

Nội dung trong file đính kèm 22/12/2023

Qua xác minh, N.guyễn T.hị L.ệ T.hương (sinh 1994, cư trú tại: xã Tịnh Long, TP Quảng Ngãi) Nhân viên tiếp thị sản phẩm trên cho biết: Khoảng 12h30' cùng ngày nhận yêu cầu từ L.ê T.ấn H.ải (sinh 1988, cư trú tại xã Nghĩa ‎Thuận, huyện Tư Nghĩa) - Quản lý sản phẩm N.. của nhãn hiệu N..., T.hương đến ‎Công ty TNHH MTV T.uyết K.a (88 B.à T.riệu, TP Quảng Ngãi) nhận sản phẩm đến Trường Tiểu học ‎Trần Văn Trà tiếp thị, gồm: 19 lốc sữa nhãn nhiều N... và 01 túi 50 gói thạch trái ‎cây N... (tặng kèm khi bán sữa).
Sau khi bán được 11 lốc sữa và tặng túi 50 gói ‎thạch rau cau, thì có nhiều học sinh sử dụng bị ngộ độc phải chuyển cấp cứu ‎tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi.‎
Ngay khi vụ việc xảy ra, Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp Quản lý thị trường, Y tế, Chi cục vệ sinh ATTP và CDC Quảng Ngãi điều tra, làm rõ.
Hiện Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh đang khám và theo dõi sức khỏe cho các em, chưa ghi nhận trường hợp nào chuyển biến nặng.
Vụ việc trên là bài học cảnh tỉnh về đồ ăn thức uống trước các cơ sở giáo dục khi bán cho học sinh sử dụng. Trước đó, ngày 02/12/2023, Giám đốc Công an tỉnh đã có Công văn số 6476/VC-PV01(TMCS) chỉ đạo Công an cơ sở tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý các hàng quán trước cổng trường mua bán các loại đồ ăn, thức uống không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nghi có chứa chất ma tuý./.

08/12/2023

I. Đối tượng tuyển chọn

Công dân Việt Nam, cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các bộ, ngành ở Trung ương và địa phương, hoặc sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu; học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp đại học hoặc có trình độ cao hơn, chuyên ngành công nghệ thông tin, tin học, điện tử viễn thông, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện - điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, điện công nghiệp.

II. Phương thức tuyển chọn: Xét tuyển

III. Số lượng cần tuyển

- 11 chỉ tiêu cán bộ công nghệ thông tin (Quản trị mạng; Máy chủ; Quản trị cơ sở dữ liệu; Phân tích dữ liệu; Phần mềm, ứng dụng).

- 01 chỉ tiêu cán bộ kỹ thuật (điện, điều hòa chính xác, ắc quy, bể dầu và phòng cháy, chữa cháy hệ thống công nghệ thông tin). 

*Toàn văn Thông báo xem tại file đính kèm./.

08/12/2023

Ba cảnh báo phát đi chưa ráo mực, ngày 03/12/2023, Công an tỉnh Quảng Ngãi tiếp nhận thủ đoạn mới lừa đảo trực tuyến bằng việc "điều chỉnh dữ liệu quốc gia cấp 2", cụ thể:

Khoảng 10h00' sáng ngày 03/12/2023, một người dân (gốc Quảng Ngãi) hiện cư trú ở TP. Hồ Chí Minh nhận được cuộc gọi từ số 0395.719.46... thông báo "dữ liệu cấp 2" do phường cập nhật chuyển lên quận bị nghẽn, đề nghị lên quận điều chỉnh, hoặc sẽ có người hỗ trợ qua zalo.

Khoảng 30' sau, có 02 số máy 0866.656.46..., 0394.999.24... giới thiệu là "nhân viên hướng dẫn" ở quận hỗ trợ người dân tải App "dichvucong" bằng cách đăng nhập Google tải "dichvucong.lgov.net" (Hình 1) với điều kiện máy smatphone có hệ điều hành Android.

Hình 1

Do máy smatphone người dân này không trùng hệ điều hành, nên mượn tạm máy của người cha ruột (mới nghỉ hưu, từ Quảng Ngãi vào thăm con) thao tác. 

Khi tải được ứng dụng, "nhân viên hướng dẫn" yêu cầu đăng nhập kích hoạt ứng dụng bằng số điện thoại cá nhân và tự tạo một mật khẩu (Hình 2).

Hình 2

Khi ứng dụng dichvucong.lgov.net được kích hoạt, máy hiện tỷ lệ % kích hoạt (Hình 3).

Hình 3

Kích hoạt xong, không liên lạc được với "nhân viên hướng dẫn" để làm bước tiếp theo.

Người cha nghi ngờ, kiểm tra lại tài khoản ngân hàng VCB trên máy smatphone thì toàn bộ 83 triệu tiền lương tích cóp đã mất.

Kiểm tra biến động tài khoản ngân hàng, thì thời điểm kích hoạt ứng dụng cũng là lúc hai lần tiền chuyển qua tài khoản ngân hàng của kẻ gian.

Vụ việc đang được kiểm tra, xác minh.

KHUYẾN CÁO:

1. Lực lượng Công an hỗ trợ người dân kích hoạt định danh điện tử VNeID trực tiếp.

2. Mọi trường hợp khi kích hoạt thì không có lỗi, trừ trường hợp người dân cung cấp sai số điện thoại hoặc thay số điện thoại thì phải đăng ký lại trực tiếp tại Đội CSQLHC về TTXH Công an cấp huyện hoặc báo trực tiếp cho Công an cấp xã để cấp xã báo Công an cấp huyện điều chỉnh, hoàn toàn không hỗ trợ qua cuộc gọi hay trang mạng xã hội nào. 

3. Mọi trường hợp thắc mắc về ứng dụng VNeID, người dân cần liên hệ với công an cơ sở nơi cư trú để được hỗ trợ./.

 

04/12/2023

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1647

Tổng số lượt xem: 8168427