Truy cập nội dung luôn

Loạt bài: Chuyện ghi từ Ba Lế (Kỳ 3)

27/02/2024 15:41    1081

Kỳ 3: ÁNH SÁNG Ở VÙNG CAO

Với sức trẻ, nhiệt huyết dấn thân về cơ sở. Từ những ngày đầu còn bỡ ngỡ, đến nay các chiến sĩ Công an xã đã là người con của dân làng vùng cao Ba Lế.

Già làng Phạm Văn Thái, thôn Làng Tốt, xã Ba Lế, huyện Ba Tơ cho biết cuộc sống đổi thay nhiều từ khi có Công an xã về làng… Chỉ tay về số thanh niên hì hục làm sân khấu chuẩn bị đêm văn nghệ chia tay số thanh niên trúng tuyển nghĩa vụ quân sự: “Cả Thiếu tá Voon, Thượng úy Nãy trong đó… đều là con của làng này rồi”.

Khi các anh về làng

Trong men rượu cần ngây ngất chốn vùng cao, già làng Phạm Văn Thái vít cần rượu thật sâu mời tôi cùng uống. Xong ông nói: “Cán bộ à, người dân Hre với Công an xã như anh em một nhà thôi. Cái bụng của Công an xã nó tốt lắm, nó mang lại niềm vui, yên bình cho dân làng mình đó”.

Những ngày ở Ba Lế, mới hiểu được nỗi vất vả của những người chiến sĩ Công an cơ sở. Những đầu việc không tên của làng, của thôn nhiều không kể xiết. Công việc liên tục nối tiếp xử lý, các anh Công an xã tất bật như con thoi. "Từ ngày có Công an chính quy về xã, bà con đặt trọn niềm tin vào các anh. Trong nhà bị trộm lúa, con gà, con vịt đều gọi Công an xã đến giải quyết" già Thái liệt kê.

Nhiều năm trước, tình hình an ninh, trật tự còn phức tạp. Từ chuyện xích mích vợ chồng, chuyện thanh thiếu niên làng đua đòi ăn chơi, gây rối trật tự. Thiếu tá Voon chiêm nghiệm: “Về xã không phải cứ áp dụng cứng nhắc các quy định, chúng ta phải linh hoạt, khéo léo. Tùy thuộc từng trường hợp cụ thể đưa ra cách xử lý hợp lý, hợp tình. Điều quan trọng là để bà con hiểu hơn các quy định của pháp luật để lần sau không tái phạm”.

Từ nhận thức pháp luật của bà con còn hạn chế, Công an xã Ba Lế phân xử nhiều câu chuyện chưa có tiền lệ "cười ra nước mắt". Thiếu tá Voon kể: "Lúc đó, trời vừa rạng sáng, ông Lan xóm trên xồng xộc chạy vào trụ sở yêu cầu Công an xã xử lý vợ vì … tối qua không chịu "chiều" chồng". Hỏi ra, lý do chị vợ không "chiều" là chồng suốt ngày rượu chè, đến tối lên giường nồng nặc mùi men. "Tôi phân tích, khuyên bỏ bớt rượu, chịu khó làm ăn, có như vậy vợ mới thương. Nghe phân tích, ông Lan ra tỏ vẻ hiểu ra. Từ đó đến nay không thấy đến Công an xã tố cáo vợ" Thiếu tá Voon bật cười nhắc lại.

Công an xã Ba Lế xuống địa bàn thôn nắm tình hình

Đậm đà tình quân dân

Chúng tôi có mặt tại trụ sở làm việc Công an xã Ba Lế. Mặc dù giữa trời xuân tháng 2 nhưng nắng hầm hập. Nói là “trụ sở” nhưng đây thực chất là một căn nhà dãy cấp 4, nơi anh em công an xã chen chúc làm việc, sinh hoạt. Mặt trời lên cao, nhiệt độ tăng dần, sức nóng. Nắng từ trên đỉnh đầu hất thẳng xuống khiến dãy mái fibro xi-măng nóng bỏng. Thế nhưng cán bộ, chiến sĩ Công an xã Ba Lế vẫn niềm nở tiếp đón, phục vụ nhân dân tận tình, chu đáo. Mồ hôi nhễ nhại cùng với nụ cười hồn hậu, Thiếu tá Phạm Rây Voon - Trưởng Công an xã vui vẻ cho biết, không riêng gì Công an xã Ba Lế, điều kiện sinh hoạt, làm việc của lực lượng Công an xã nhiều nơi còn gặp khó khăn, phòng làm việc xuống cấp, hư hỏng, không có phòng ngủ cho cán bộ, chiến sĩ. Phòng tạm giữ hành chính và kho vật chứng đang sử dụng tạm bợ trong một không gian chung. "Do đó, ngay từ đầu, anh em chúng tôi đã lên “dây cót” tinh thần, nỗ lực gấp đôi để sẵn sàng vượt khó" Thiếu tá Phạm Rây Voon tự tin.

Nói về chuyện làng, Thiếu tá Phạm Rây Voon, Thượng úy Phạm Văn Nãy… rất hồ hởi. Bởi, những ngày tháng về cơ sở, nhờ bà con hỗ trợ giúp đỡ, các anh đã hòa nhịp với đời sống cùng nhân dân. "Cũng là phải nắm vững pháp luật, am hiểu phong tục tập quán của đồng bào, phải gần dân, sát dân, dựa vào dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết trong mọi nhiệm vụ" Thiếu tá Voon chia sẻ. Để có được dân yêu quí, cán bộ Công an xã phải xông pha, lăn xả, không quản ngại khó khăn, gian khổ. Người dân không những quí trọng trong nhiệm vụ công tác mà yêu quí trong thân thiện, gần gũi hàng ngày. Anh Phạm Văn Nú - Trưởng thôn Làng Tốt hớn hở khẳng định: "Từ khi có Công an chính quy về xã, an ninh thôn, xóm được cải thiện yên bình rõ rệt, thanh niên không còn dám quậy phá nhiều như xưa. Trai trẻ biết tu chí làm ăn”. Tinh thần đồng lòng, đoàn kết được ví như những sợi mây trên nóc nhà của làng, gắn chặt vào nhau để Ba Lế luôn yên bình, được ấm no.

Công an xã Ba Lế và người dân giã gạo ngày Tết

Những dấu ấn

"Alo, alo… 19h hôm nay, bà con chưa kích hoạt tài khoản định danh điện tử thì lên Công an xã …". Nghe thông báo từ loa phát thanh của xã, Đại úy Lê Văn Ân - Phó Trưởng Công an xã Ba Lế giải thích, Tết này, một số con em làm ăn ở xa về vẫn chưa kích hoạt tài khoản định danh điện tử nên phải thông báo nhiều lần. Nhắc lại thời điểm tập trung thực hiện Đề án 06 của Bộ Công an, Đại úy Lê Văn Ân cho biết, cán bộ Công an xã hầu như không ai trở về nhà suốt nhiều tháng trời. Anh em phân công nhau đi vào tận trong rẫy tìm người dân. Đường vào rẫy sâu hun hút, phải lội qua suối, trèo qua nhiều ngọn đồi. Vào tới nơi, không phải ai cũng vui vẻ đi theo anh Công an về làng làm căn cước công dân. "Chúng tôi phải thuyết phục, phải nằn nỉ rồi chở bà con về tận nơi. Nhiều người không có tiền nộp lệ phí, anh em chúng tôi sẵn sàng hoàn tất thủ tục đó giúp bà con” Đại úy Lê Văn Ân nhớ lại. Cũng như Thiếu tá Phạm Rây Voon, Đại úy Lê Văn Ân, Phạm Văn Nãy, ngày cũng như đêm, các anh cùng đồng đội băng rừng, vượt những con đường khó khăn hiểm trở để đến với từng xóm, thôn, nắm tình hình, tuyên truyền, vận động người dân. "Từ chỗ hiểu, người dân đã nghe và làm theo. Nhờ vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, với sự đồng hành của người dân, đề án 06/CP của Chính phủ đã được triển khai một cách nhanh chóng, hiệu quả tại địa bàn. Năm 2023 là một trong những xã đầu tiên hoàn thành cấp căn cước công dân 100% người dân trên địa bàn tỉnh, trên 80% công dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử" Đại úy Lê Văn Ân hớn hở chia sẻ.

Công an xã Ba Lế đến nhà cõng người tật nguyền lên UBND xã làm căn cước công dân

Chủ tịch UBND xã Ba Lế - Phạm Văn Thình khẳng định, thành công thực hiện Đề án 06 chỉ là lát cắt trong nhiều công việc hàng ngày Công an xã giải quyết. "Không chỉ giải quyết tốt những vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự tại cơ sở mà còn giúp lãnh đạo xã xử lý, giải quyết những vụ việc tồn đọng, tưởng chừng bế tắc nhiều năm qua" Chủ tịch Phạm Văn Thình bộc bạch. Bố trí Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã là một trong những chủ trương lớn, đột phá nhằm xây dựng, củng cố, kiện toàn lực lượng Công an xã hoạt động hiệu lực, hiệu quả, chính quy, tinh nhuệ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn đặt ra tại cơ sở. "Xã Ba Lế cũng như bao xã khác địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa ở Ba Tơ. Khắc phục những khó khăn ban đầu, lực lượng Công an xã nhanh chóng tiếp cận địa bàn, bám làng, bám dân, nắm chắc tình hình, xử lý hiệu quả các vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra ở cơ sở, không để hình thành “điểm nóng”, Chủ tịch Phạm Văn Thình khẳng định.

Khi hỏi điều gì tâm đắc nhất về công tác tại xã vùng cao Ba Lế, Đại úy Lê Văn Ân cho biết: "Tuyệt vời khi được bà con yêu thương, ủng hộ". Hỏi về chuyện gia đình quê nhà. “Gần nửa tháng, từ Tết tới giờ mình chưa về gặp vợ con. Mỗi lần nhắn tin hay gọi điện động viên vợ, vẫn câu "bất hủ": vì anh là Công an xã…" Đại úy Lê Văn Ân kể trong niềm hân hoan giữa rộn rã âm thanh nhịp sống mới vùng cao Ba Lế./.                                

Thành Sự


02/05/2024

Nội dung trong file đính kèm 22/12/2023

Qua xác minh, N.guyễn T.hị L.ệ T.hương (sinh 1994, cư trú tại: xã Tịnh Long, TP Quảng Ngãi) Nhân viên tiếp thị sản phẩm trên cho biết: Khoảng 12h30' cùng ngày nhận yêu cầu từ L.ê T.ấn H.ải (sinh 1988, cư trú tại xã Nghĩa ‎Thuận, huyện Tư Nghĩa) - Quản lý sản phẩm N.. của nhãn hiệu N..., T.hương đến ‎Công ty TNHH MTV T.uyết K.a (88 B.à T.riệu, TP Quảng Ngãi) nhận sản phẩm đến Trường Tiểu học ‎Trần Văn Trà tiếp thị, gồm: 19 lốc sữa nhãn nhiều N... và 01 túi 50 gói thạch trái ‎cây N... (tặng kèm khi bán sữa).
Sau khi bán được 11 lốc sữa và tặng túi 50 gói ‎thạch rau cau, thì có nhiều học sinh sử dụng bị ngộ độc phải chuyển cấp cứu ‎tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi.‎
Ngay khi vụ việc xảy ra, Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp Quản lý thị trường, Y tế, Chi cục vệ sinh ATTP và CDC Quảng Ngãi điều tra, làm rõ.
Hiện Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh đang khám và theo dõi sức khỏe cho các em, chưa ghi nhận trường hợp nào chuyển biến nặng.
Vụ việc trên là bài học cảnh tỉnh về đồ ăn thức uống trước các cơ sở giáo dục khi bán cho học sinh sử dụng. Trước đó, ngày 02/12/2023, Giám đốc Công an tỉnh đã có Công văn số 6476/VC-PV01(TMCS) chỉ đạo Công an cơ sở tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý các hàng quán trước cổng trường mua bán các loại đồ ăn, thức uống không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nghi có chứa chất ma tuý./.

08/12/2023

I. Đối tượng tuyển chọn

Công dân Việt Nam, cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các bộ, ngành ở Trung ương và địa phương, hoặc sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu; học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp đại học hoặc có trình độ cao hơn, chuyên ngành công nghệ thông tin, tin học, điện tử viễn thông, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện - điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, điện công nghiệp.

II. Phương thức tuyển chọn: Xét tuyển

III. Số lượng cần tuyển

- 11 chỉ tiêu cán bộ công nghệ thông tin (Quản trị mạng; Máy chủ; Quản trị cơ sở dữ liệu; Phân tích dữ liệu; Phần mềm, ứng dụng).

- 01 chỉ tiêu cán bộ kỹ thuật (điện, điều hòa chính xác, ắc quy, bể dầu và phòng cháy, chữa cháy hệ thống công nghệ thông tin). 

*Toàn văn Thông báo xem tại file đính kèm./.

08/12/2023

Ba cảnh báo phát đi chưa ráo mực, ngày 03/12/2023, Công an tỉnh Quảng Ngãi tiếp nhận thủ đoạn mới lừa đảo trực tuyến bằng việc "điều chỉnh dữ liệu quốc gia cấp 2", cụ thể:

Khoảng 10h00' sáng ngày 03/12/2023, một người dân (gốc Quảng Ngãi) hiện cư trú ở TP. Hồ Chí Minh nhận được cuộc gọi từ số 0395.719.46... thông báo "dữ liệu cấp 2" do phường cập nhật chuyển lên quận bị nghẽn, đề nghị lên quận điều chỉnh, hoặc sẽ có người hỗ trợ qua zalo.

Khoảng 30' sau, có 02 số máy 0866.656.46..., 0394.999.24... giới thiệu là "nhân viên hướng dẫn" ở quận hỗ trợ người dân tải App "dichvucong" bằng cách đăng nhập Google tải "dichvucong.lgov.net" (Hình 1) với điều kiện máy smatphone có hệ điều hành Android.

Hình 1

Do máy smatphone người dân này không trùng hệ điều hành, nên mượn tạm máy của người cha ruột (mới nghỉ hưu, từ Quảng Ngãi vào thăm con) thao tác. 

Khi tải được ứng dụng, "nhân viên hướng dẫn" yêu cầu đăng nhập kích hoạt ứng dụng bằng số điện thoại cá nhân và tự tạo một mật khẩu (Hình 2).

Hình 2

Khi ứng dụng dichvucong.lgov.net được kích hoạt, máy hiện tỷ lệ % kích hoạt (Hình 3).

Hình 3

Kích hoạt xong, không liên lạc được với "nhân viên hướng dẫn" để làm bước tiếp theo.

Người cha nghi ngờ, kiểm tra lại tài khoản ngân hàng VCB trên máy smatphone thì toàn bộ 83 triệu tiền lương tích cóp đã mất.

Kiểm tra biến động tài khoản ngân hàng, thì thời điểm kích hoạt ứng dụng cũng là lúc hai lần tiền chuyển qua tài khoản ngân hàng của kẻ gian.

Vụ việc đang được kiểm tra, xác minh.

KHUYẾN CÁO:

1. Lực lượng Công an hỗ trợ người dân kích hoạt định danh điện tử VNeID trực tiếp.

2. Mọi trường hợp khi kích hoạt thì không có lỗi, trừ trường hợp người dân cung cấp sai số điện thoại hoặc thay số điện thoại thì phải đăng ký lại trực tiếp tại Đội CSQLHC về TTXH Công an cấp huyện hoặc báo trực tiếp cho Công an cấp xã để cấp xã báo Công an cấp huyện điều chỉnh, hoàn toàn không hỗ trợ qua cuộc gọi hay trang mạng xã hội nào. 

3. Mọi trường hợp thắc mắc về ứng dụng VNeID, người dân cần liên hệ với công an cơ sở nơi cư trú để được hỗ trợ./.

 

04/12/2023

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1566

Tổng số lượt xem: 8122612