Truy cập nội dung luôn

Mộ Đức: Thêm nạn nhân rơi vào “ma trận” lừa đảo trên mạng xã hội

22/03/2022 16:36    320

Tin tưởng những lời đường mật, làm theo hướng dẫn của các đối tượng trên mạng xã hội, chị Trần Thị A (trú tại xã Đức Tân, huyện Mộ Đức) đã bị các đối tượng lừa gạt, chiếm mất số tiền hơn 200 triệu đồng.

Trước đó, trong một lần lướt facebook chị A vô tình bấm vào một bài viết (đường dẫn) có tiêu đề liên quan đến việc kiếm tiền online. Sau đó vài phút, có một tài khoản facebook “Bảo Anh” kết bạn, trò chuyện và giới thiệu chị tham gia kiếm tiền online trên mạng xã hội với hình thức cực kỳ đơn giản: “chỉ cần nạp tiền vào để làm nhiệm vụ thì sau đó sẽ được hoàn lại cả vốn lẫn lãi, cụ thể lãi suất là 20% số tiền nạp vào”. Tâm lý tò mò cộng với nhu cầu kiếm thêm thu nhập, chị A đã đồng ý và được đối tượng hướng dẫn tham gia một nhóm CHAT trên nền tảng Telegram.

Tại nhóm này, đối tượng đưa ra các gói nhiệm vụ, tương ứng với số tiền phải nạp lần lượt là 100.000 đồng, 500.000 đồng, 1000.000 đồng, 2.000.000 đồng… cùng những lời chào mời hấp dẫn về lãi suất nhận được nếu tham gia. Ban đầu, để kiểm chứng độ tin cậy, chị A chọn gói nhiệm vụ thấp nhất là nạp 100.000 đồng. Chị được đối tượng hướng dẫn chuyển tiền để làm nhiệm vụ và chỉ 15 phút sau, tài khoản ngân hàng của chị đã nhận được 120.000 đồng (gồm 100.000 đồng tiền nạp + 20.000 đồng tiền lãi). Thấy việc kiếm tiền quá dễ dàng, không chút do dự chị A tiếp tục chọn gói nhiệm vụ 1.000.000 đồng và cũng đúng như cam kết, chị được nhận về số tiền 1.200.000 đồng trong tài khoản ngân hàng.

Ngày hôm sau, đối tượng vẫn đưa ra các gói nhiệm vụ như trên. Chị A tiếp tục chọn các gói nhiệm vụ với các mức nạp tiền 100.000 đồng, 1.000.000 đồng, tuy nhiên đối tượng viện lý do các gói này đã hết, vận động chị tham gia các gói nhiệm vụ cao hơn. Thấy dễ ăn và tin tưởng đối tượng, chị A chọn gói nhiệm vụ 3.000.000 đồng. Và thực tế là “dễ ăn nhưng ăn không dễ”, tưởng chừng mình sẽ nhận được 3.600.000 đồng (cả vốn lẫn lãi), nhưng chờ mãi không thấy tiền chuyển về, chị nhắn tin hỏi thì đối tượng trả lời “hiện tại chưa thể rút được số tiền trên, để có thể rút tiền chị phải nạp thêm 6.000.000 đồng, sau đó chúng tôi sẽ chuyển tất cả tiền vốn lẫn lãi về tài khoản chị”. Quyết tâm lấy lại số tiền trên, chị tiếp tục nạp thêm 6.000.000 đồng, song vẫn không nhận được tiền, và câu trả lời lần này của đối tượng là “nạp tiền không đúng quy trình của nhiệm vụ”, đồng thời yêu cầu chị nạp thêm các gói hàng chục triệu đồng thì mới nhận lại được tiền.

Đang trong tâm lý hoang mang, lo lắng, nghĩ rằng mình đã bị lừa thì chị A được một tài khoản lạ kết bạn, nói chuyện làm quen (thực tế đây là tài khoản “chim mồi” của các đối tượng). Đối tượng này bày tỏ hoàn cảnh của bản thân cũng đã từng rơi vào trường hợp của chị nhưng “sau nhiều lần nạp với số tiền hơn 200 triệu đồng thì đã nhận được cả vốn lẫn lãi”. Và thế là như được tiếp thêm động lực, chị A tiếp tục thực hiện nhiều lần nạp tiền theo yêu cầu của đối tượng, với tổng số tiền lên đến 256.000.000 đồng mặc cho các thành viên trong gia đình đã nhiều lần khuyên nhủ, can ngăn, và cuối cùng kết quả vẫn chỉ là con số không tròn trĩnh. Lúc này, chị A mới nhận ra mình đã mắc bẫy và trình báo sự việc cho cơ quan Công an.

Các tin nhắn tài khoản các đối tượng dụ dỗ bà A

Có thể nói, hiện nay cũng với sự phát triển của mạng xã hội và các ứng dụng nhắn tin trực tuyến, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin thì những “ma trận” lừa đảo trên mạng xã hội cũng đang xuất hiện tràn lan để giăng bẫy người dùng. Để sử dụng mạng xã hội an toàn, hiệu quả, tránh mắc bẫy của các đối tượng, mỗi người dùng cần tỉnh táo trước những “lời đường mật” của các đối tượng xấu trên mạng xã hội; thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, đặc biệt là các kênh thông tin chính thống của lực lượng Công an về phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại đối tượng lừa đảo trên không gian mạng. Cuối cùng, hãy nhớ rằng “Miếng pho mát miễn phí chỉ có trong bẫy chuột”, “không có đồng tiền nào từ trên trời rơi vào túi cả”./.

Nhật Loan


02/05/2024

Nội dung trong file đính kèm 22/12/2023

Qua xác minh, N.guyễn T.hị L.ệ T.hương (sinh 1994, cư trú tại: xã Tịnh Long, TP Quảng Ngãi) Nhân viên tiếp thị sản phẩm trên cho biết: Khoảng 12h30' cùng ngày nhận yêu cầu từ L.ê T.ấn H.ải (sinh 1988, cư trú tại xã Nghĩa ‎Thuận, huyện Tư Nghĩa) - Quản lý sản phẩm N.. của nhãn hiệu N..., T.hương đến ‎Công ty TNHH MTV T.uyết K.a (88 B.à T.riệu, TP Quảng Ngãi) nhận sản phẩm đến Trường Tiểu học ‎Trần Văn Trà tiếp thị, gồm: 19 lốc sữa nhãn nhiều N... và 01 túi 50 gói thạch trái ‎cây N... (tặng kèm khi bán sữa).
Sau khi bán được 11 lốc sữa và tặng túi 50 gói ‎thạch rau cau, thì có nhiều học sinh sử dụng bị ngộ độc phải chuyển cấp cứu ‎tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi.‎
Ngay khi vụ việc xảy ra, Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp Quản lý thị trường, Y tế, Chi cục vệ sinh ATTP và CDC Quảng Ngãi điều tra, làm rõ.
Hiện Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh đang khám và theo dõi sức khỏe cho các em, chưa ghi nhận trường hợp nào chuyển biến nặng.
Vụ việc trên là bài học cảnh tỉnh về đồ ăn thức uống trước các cơ sở giáo dục khi bán cho học sinh sử dụng. Trước đó, ngày 02/12/2023, Giám đốc Công an tỉnh đã có Công văn số 6476/VC-PV01(TMCS) chỉ đạo Công an cơ sở tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý các hàng quán trước cổng trường mua bán các loại đồ ăn, thức uống không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nghi có chứa chất ma tuý./.

08/12/2023

I. Đối tượng tuyển chọn

Công dân Việt Nam, cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các bộ, ngành ở Trung ương và địa phương, hoặc sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu; học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp đại học hoặc có trình độ cao hơn, chuyên ngành công nghệ thông tin, tin học, điện tử viễn thông, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện - điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, điện công nghiệp.

II. Phương thức tuyển chọn: Xét tuyển

III. Số lượng cần tuyển

- 11 chỉ tiêu cán bộ công nghệ thông tin (Quản trị mạng; Máy chủ; Quản trị cơ sở dữ liệu; Phân tích dữ liệu; Phần mềm, ứng dụng).

- 01 chỉ tiêu cán bộ kỹ thuật (điện, điều hòa chính xác, ắc quy, bể dầu và phòng cháy, chữa cháy hệ thống công nghệ thông tin). 

*Toàn văn Thông báo xem tại file đính kèm./.

08/12/2023

Ba cảnh báo phát đi chưa ráo mực, ngày 03/12/2023, Công an tỉnh Quảng Ngãi tiếp nhận thủ đoạn mới lừa đảo trực tuyến bằng việc "điều chỉnh dữ liệu quốc gia cấp 2", cụ thể:

Khoảng 10h00' sáng ngày 03/12/2023, một người dân (gốc Quảng Ngãi) hiện cư trú ở TP. Hồ Chí Minh nhận được cuộc gọi từ số 0395.719.46... thông báo "dữ liệu cấp 2" do phường cập nhật chuyển lên quận bị nghẽn, đề nghị lên quận điều chỉnh, hoặc sẽ có người hỗ trợ qua zalo.

Khoảng 30' sau, có 02 số máy 0866.656.46..., 0394.999.24... giới thiệu là "nhân viên hướng dẫn" ở quận hỗ trợ người dân tải App "dichvucong" bằng cách đăng nhập Google tải "dichvucong.lgov.net" (Hình 1) với điều kiện máy smatphone có hệ điều hành Android.

Hình 1

Do máy smatphone người dân này không trùng hệ điều hành, nên mượn tạm máy của người cha ruột (mới nghỉ hưu, từ Quảng Ngãi vào thăm con) thao tác. 

Khi tải được ứng dụng, "nhân viên hướng dẫn" yêu cầu đăng nhập kích hoạt ứng dụng bằng số điện thoại cá nhân và tự tạo một mật khẩu (Hình 2).

Hình 2

Khi ứng dụng dichvucong.lgov.net được kích hoạt, máy hiện tỷ lệ % kích hoạt (Hình 3).

Hình 3

Kích hoạt xong, không liên lạc được với "nhân viên hướng dẫn" để làm bước tiếp theo.

Người cha nghi ngờ, kiểm tra lại tài khoản ngân hàng VCB trên máy smatphone thì toàn bộ 83 triệu tiền lương tích cóp đã mất.

Kiểm tra biến động tài khoản ngân hàng, thì thời điểm kích hoạt ứng dụng cũng là lúc hai lần tiền chuyển qua tài khoản ngân hàng của kẻ gian.

Vụ việc đang được kiểm tra, xác minh.

KHUYẾN CÁO:

1. Lực lượng Công an hỗ trợ người dân kích hoạt định danh điện tử VNeID trực tiếp.

2. Mọi trường hợp khi kích hoạt thì không có lỗi, trừ trường hợp người dân cung cấp sai số điện thoại hoặc thay số điện thoại thì phải đăng ký lại trực tiếp tại Đội CSQLHC về TTXH Công an cấp huyện hoặc báo trực tiếp cho Công an cấp xã để cấp xã báo Công an cấp huyện điều chỉnh, hoàn toàn không hỗ trợ qua cuộc gọi hay trang mạng xã hội nào. 

3. Mọi trường hợp thắc mắc về ứng dụng VNeID, người dân cần liên hệ với công an cơ sở nơi cư trú để được hỗ trợ./.

 

04/12/2023

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1537

Tổng số lượt xem: 7987095