Truy cập nội dung luôn

Nga: Ký ức khó quên về chính biến tháng 10-1993

20/10/2017 12:00    742

Cuộc khủng hoảng những ngày đầu tháng 10-1993 là một ký ức đau buồn không dễ xóa mờ trong ký ức người dân Nga, như lời một người trong nhóm cố vấn của Thủ tướng Chernomyrdin nhớ lại vào đêm nhận được lệnh tấn công Nhà Trắng đã chua xót thốt lên: "Nhiều năm nữa, nhớ lại ngày này sẽ rất hổ thẹn!".

Sau khi Liên Xô tan rã, nền kinh tế của cường quốc đứng đầu Khối hiệp ước Warsaw lâm vào tình trạng "tụt dốc không phanh". Trong suốt năm 1992, các chính sách cải cách của Tổng thống Boris Yeltsin luôn bị giới lập pháp trong Nghị viện Nga (thời gian này vẫn được gọi là Xôviết tối cao) phản đối kịch liệt, vì thế quan hệ giữa tổng thống và nghị viện đã xấu đi trong một thời gian dài.

Đến cuối tháng 9-1993, tình trạng đối đầu giữa hai nhánh quyền lực hành pháp và lập pháp ở Liên bang Nga xung quanh tiến độ cải cách và các phương thức xây dựng hình thái quốc gia mới đã lên đến đỉnh điểm, biến thành một cuộc đụng độ gây ra nhiều thương vong.

Cuộc khủng hoảng những ngày đầu tháng 10-1993 là một ký ức đau buồn không dễ xóa mờ trong ký ức người dân Nga, như lời một người trong nhóm cố vấn của Thủ tướng Chernomyrdin nhớ lại vào đêm nhận được lệnh tấn công Nhà Trắng đã chua xót thốt lên: "Nhiều năm nữa, nhớ lại ngày này sẽ rất hổ thẹn!".

Xôviết tối cao bị giải tán - giọt nước tràn ly

Liên bang Nga bước vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước bằng việc tăng cường quá trình tái cơ cấu kinh tế - một trong những ưu tiên hàng đầu của Boris Yeltsin - và chính phủ của ông đã tiến hành chiến dịch ồ ạt tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước.

Tuy nhiên, do chính phủ mới vừa thiếu năng lực vừa quá nôn nóng cộng với những hành động mang tính phá hoại do các lực lượng ủng hộ lạm phát khiến nền kinh tế Nga càng suy sụp thêm. Đất nước nhanh chóng rơi vào tình trạng hỗn loạn trong thời gian diễn ra quá trình tái phân phối tài sản quốc gia.

3.1.TB.20.10.2017.jpg

Đoàn người biểu tình đối đầu với hàng rào cảnh sát Moscow trong chính biến tháng 10-1993.

Cần biết rằng, "tổng tư lệnh" của lực lượng hành pháp khi ấy là Tổng thống Boris Yeltsin, "dưới trướng" là Hội đồng Bộ trưởng (chính phủ) với Thủ tướng Victor Chernomyrdin, Thị trưởng Moscow Yuri Luzhkov cùng hàng loạt các nhà lãnh đạo khu vực và địa phương cũng như một bộ phận đại biểu nhân dân nồng nhiệt ủng hộ Yeltsin. Lực lượng lập pháp do Chủ tịch Xôviết Tối cao Ruslan Khasbulatov đứng đầu cùng với Phó tổng thống Aleksandr Rutskoy, nguyên Anh hùng Quân đội, cựu phi công và một số đại biểu nhân dân.

Aleksandr Rutskoy đã lớn tiếng phản bác chương trình cải cách của Boris Yeltsin và gọi nó là một cách "diệt chủng kinh tế". Lãnh đạo các nước cộng hòa sở hữu trữ lượng dầu mỏ dồi dào như Tatarstan và Bashkiria kêu gọi độc lập, tách khỏi Liên bang Nga. Có thể nói là trong suốt năm 1992, Boris Yeltsin đã "chiến đấu" với Xôviết Tối cao (cơ quan lập pháp thường trực) và Đại hội Đại biểu Nhân dân Nga (cơ quan lập pháp cao nhất nước, nơi có các đại diện cho Xôviết Tối cao) về quyền kiểm soát chính phủ và chính sách chính phủ. Ruslan Khasbulatov, Chủ tịch Xôviết Tối cao Nga, xuất hiện với tư cách đối lập với chính sách cải cách, dù tuyên bố ủng hộ những mục tiêu tổng thể của Tổng thống.

Nguồn cơn dẫn tới cuộc khủng hoảng là việc vào ngày 21-9, ông Yeltsin cho soạn thảo và công bố Sắc lệnh Tổng thống số 1400 "Về cải cách Hiến pháp Liên bang theo từng giai đoạn" được chính ông đọc trên truyền hình vào 20 giờ cùng ngày. Sắc lệnh tuyên bố giải tán Xôviết Tối cao, không triệu tập Đại hội Đại biểu nhân dân và cũng dừng quyền hoạt động của các đại biểu nhân dân.

Xét theo Hiến pháp lúc đó, đây là một hành động vi hiến vì điều 121-6 của Hiến pháp Nga quy định: "Các quyền lực của Tổng thống Liên bang Nga không thể được sử dụng để thay đổi tổ chức nhà nước liên bang, để giải tán hay cản trở tới hoạt động của bất kỳ tổ chức quyền lực nào được bầu lên. Trong trường hợp này, quyền lực của tổng thống sẽ lập tức bị xem là vô hiệu...".

Phó tổng thống Rutskoy gọi hành động của Yeltsin là một bước hướng tới cuộc đảo chính. Ngày hôm sau, Tòa án Hiến pháp tuyên bố Yeltsin đã vi phạm hiến pháp và sẽ bị luận tội. Trong một cuộc họp kéo dài đến đêm, với sự chủ tọa của Khasbulatov - Xôviết tối cao tuyên bố sắc lệnh của tổng thống là vô giá trị và vô hiệu lực. Rutskoy được tuyên bố trở thành tổng thống và tuyên thệ nhậm chức trước bản hiến pháp. Ông bãi chức Tổng thống của Yeltsin cùng các bộ trưởng chủ chốt: Pavel Grachev (Bộ trưởng Quốc phòng), Nikolai Golushko (Bộ trưởng An ninh), và Viktor Yerin (Bộ Nội vụ). Đó là thời khắc  nước Nga có hai tổng thống và hai bộ trưởng quốc phòng, an ninh và nội vụ.

Cũng trong thời điểm đó, Tòa án Hiến pháp dưới sự chủ trì của Chánh án Valeri Zorkin cũng tiến hành phiên họp khẩn cấp và ra phán quyết: Sắc lệnh số 1400 là vi hiến và là cơ sở để cách chức Tổng thống Yeltsin. Để đảm bảo an ninh, Xôviết Tối cao đã lập ra lực lượng bảo vệ từ những người tình nguyện, được trang bị vũ khí theo một sắc lệnh đặc biệt lấy từ nguồn vũ khí dự trữ của Cục Bảo vệ Xôviết Tối cao.

Ngày 23-9, Đại hội Đại biểu Nhân dân được triệu tập. Dù chỉ có 638 đại biểu có mặt (theo quy định là 689), Đại hội cũng luận tội Yeltsin và đề cử các nhân vật đảm trách các vị trí trọng yếu như Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng An ninh và lãnh đạo Bộ Nội vụ. Cùng ngày hôm ấy, Đại hội Đại biểu Nhân dân thông qua việc tổ chức bầu cử nghị viện và tổng thống vào tháng 3-1994.

Ngày 24-9, Boris Yeltsin sau khi chế giễu các đề xuất của  Đại hội Đại biểu Nhân dân đã đáp trả bằng thông báo của mình: cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra vào tháng 6 năm sau! Theo lệnh của chính phủ đang do lực lượng của ông Yeltsin chi phối, đường dây điện thoại cũng như nguồn điện, nguồn nước nóng cung cấp cho tòa nhà trụ sở Xôviết tối cao bị cắt.

Từ ngày 21 đến ngày 24-9, thêm nhiều người biểu tỏ sự ủng hộ những người bảo vệ Xôviết tối cao bằng hình thức tuần hành trên các đường phố Moscow. Ngày 27-9-1993, trụ sở Xôviết Tối cao bị phong tỏa bởi một vòng vây dày đặc các đơn vị quân đội, nội vụ và cảnh sát. Một hàng rào dây thép gai kiên cố mọc lên bao vây tòa nhà để "nội bất xuất, ngoại bất nhập".

Không chỉ người hay các phương tiện vận tải mà ngay cả lương thực thực phẩm cũng như các loại thuốc men từ bên ngoài cũng không được đưa vào trong tòa nhà này. Ngày 29-9, Boris Yeltsin và Thủ tướng Chernomyrdin đã ra tối hậu thư buộc ông Khasbulatov và ông Rutskoy phải đưa hết người ra khỏi Nhà Trắng trước ngày 4-10 và giao nộp vũ khí (Theo lời ông Rutskoy, khi đó trong Nhà Trắng có khoảng 10.000 người, kể cả những nhân viên phục vụ và điều hành tòa nhà).

Thực ra, cho tới thời điểm này, những người lãnh đạo Xôviết Tối cao vẫn muốn tìm giải pháp tránh để xảy ra xung đột thông qua thương lượng. Chính vì thế nên ngày 1-10-1993, tại Tu viện Svyato-Danilov, với sự trung gian đàm phán của Giáo chủ Chính thống giáo Nga Aleksi II, các đại diện Chính phủ Nga, chính quyền Moscow và Xôviết Tối cao đã bắt đầu các cuộc thương lượng. Trụ sở Xôviết Tối cao đã có điện, nước trở lại. Đêm hôm đó, tại Tòa Thị chính Moscow đã ký biên bản về việc "xóa bỏ căng thẳng đối đầu" theo từng giai đoạn mà thỏa thuận đã đạt được.

Những người không gặp thời

Ngày 2-10, những người ủng hộ Xôviết Tối cao dựng các rào chắn phong tỏa giao thông trên các đường phố chính của Moscow. Cuộc biểu tình bắt đầu lúc 14 giờ ở Quảng trường Tháng Mười đã thu hút hàng chục nghìn người tham gia. Họ đã vượt được qua hàng rào cảnh sát và lực lượng đặc nhiệm cơ động (OMON) bao quanh Nhà Trắng (trụ sở Xôviết Tối cao) đang bị phong tỏa. Cảnh sát và lính đặc nhiệm bắt đầu mất khả năng kiểm soát tình hình nên đã xảy ra đụng độ giữa những người biểu tình.

Phó Tổng thống Rutskoy xuất hiện trên ban công Nhà Trắng ra lời cổ vũ và hối thúc họ hình thành các tiểu đoàn, đi chiếm Tòa thị chính Moscow và Đài truyền hình quốc gia Ostankino. Chủ tịch Xôviết Khasbulatov còn kêu gọi đánh chiếm cả điện Kremli và bỏ tù "tên tội phạm, kẻ tiếm quyền Yeltsin".

3.2.TB.20.10.2017.jpg

Nhà Trắng - tòa nhà Quốc hội Nga - sau khi bị nã đạn pháo.

Yeltsin tuyên bố: "Đây không phải là tội ác của các băng nhóm và tổ chức cá nhân. Mọi thứ đã diễn ra và đang diễn ra ở Moscow là một cuộc nổi loạn vũ trang đã được lập kế hoạch từ trước. Nó đã được những kẻ theo chính sách phục thù Cộng sản, các lãnh đạo phát xít, một phần của các đại biểu cũ, các đại diện của Xôviết lập kế hoạch".

Tới 17 giờ, những người biểu tình đã xông vào chiếm giữ một số tầng của trụ sở Tòa Thị chính Mokcow. Vào 18 giờ, ông Yeltsin tuyên bố tình trạng khẩn cấp, bãi nhiệm Rutskoy khỏi chức vụ phó tổng thống. Các nhân viên cảnh sát đã xả súng thẳng vào những người biểu tình nhưng không cản được làn sóng người tiến về Đài truyền hình Ostankino. Xô xát diễn ra dữ dội.

Về sau, chính ông Khasbulatov đã đánh giá đây là một hành động sai lầm vì đã đổ thêm dầu vào ngọn lửa bạo lực. Cảnh sát tiếp tục xả súng vào đoàn người biểu tình. Một phần trung tâm truyền hình bị hư hại. Các phương tiện đàn áp đặc biệt đã được sử dụng khiến 62 người chết. Đến 19 giờ 40 phút, tất cả các kênh truyền hình đều ngừng phát sóng. Sau một thời gian ngắn gián đoạn, kênh 2 đã làm việc trở lại nhờ sử dụng trường quay dự phòng đặt tại một địa điểm khác. Những người biểu tình đã không thực hiện được ý định chiếm lĩnh trung tâm truyền hình.

Đại đa số tướng lĩnh không muốn thử vận may với chế độ Rutskoy- Khasbulatov. Một số tướng lĩnh tuy trước đó phát biểu ý định ủng hộ Xôviết Tối cao, nhưng vào thời điểm cuối cùng đã quay sang ủng hộ Yeltsin. Từ thời điểm ấy, những đơn vị thiện chiến nhất của quân đội bắt đầu tiến vào nội đô Moscow.

Xe tăng lăn bánh xích tiến đến vị trí đầu não của "lực lượng bảo vệ Hiến pháp" lúc 5 giờ sáng và đến 7 giờ, loạt đạn pháo đầu tiên gầm lên nã vào Nhà Trắng. Theo hoạch định, 10 xe tăng bắn vào các tầng trên của Nhà Trắng với mục đích tạo ra sự rối loạn bên trong những người cố thủ và vô hiệu hóa những tay súng bắn tỉa.

Sau đó, các lực lượng đặc biệt từ các đơn vị Vympel và Alpha tiến chiếm tòa nhà.  Cuộc tấn công diễn ra liên tục suốt ngày. Đến 17 giờ, đặc nhiệm quân đội tấn công vào bên trong Nhà Trắng, lãnh đạo Xôviết Tối cao và Phó tổng thống Rutskoy bị bắt. Tuy nhiên, những tay súng ủng hộ các nhà lập pháp vẫn tiếp tục nhả đạn nhiều giờ sau đó. Suốt đêm 4 và ngày 5-10, cảnh sát Moscow tỏa đi khắp nơi săn lùng họ.

Hồi tưởng lại chính biến tháng 10-1993, cựu Chủ tịch Xôviết tối cao Ruslan Khasbulatov cho biết, đến tháng 9 năm đó, phía của ông đã "làm tất cả những gì có thể": các khu vực nổi dậy chống Yeltsin, đòi bãi bỏ sắc lệnh Tổng thống số 1400  và đàm phán.

Thậm chí vùng Siberia còn dọa cúp các đường ống dẫn khí đốt và đình chỉ giao thông đường sắt. Tuy nhiên, quân đội, Cơ quan tình báo KGB và Bộ Nội vụ đã đứng về phía ông Yeltsin, chưa kể tiền lương của Xôviết Tối cao cũng nhận được từ kênh chính phủ.

Georgy Satarov, thành viên Hội đồng tổng thống vào năm 1993, cho rằng mọi xung đột không thể giải quyết bằng hòa bình - điều đó đã rõ ngay sau cuộc trưng cầu ý dân tháng 4-1993, khi ấy Yeltsin giành được phần lớn sự ủng hộ của dân chúng về công cuộc cải cách cơ cấu chính phủ của mình.

Anatoly Ermolin, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm dự bị "Cờ hiệu", kể khi Yeltsin ra lệnh cho tướng Gerasimov chuẩn bị tấn công những kẻ "nổi loạn" (theo cách nói của Yeltsin), vị tướng này đã tìm cách từ chối nhiệm vụ tấn công thẳng tay bằng cách viện cớ lực lượng quá mỏng, nhưng Yeltsin không nghe. Tướng Gerasimov đành tập hợp lực lượng, đề nghị những người tình nguyện bước lên phía trước nhưng không ai làm việc đó. Cuối cùng, khi ông nói: "Chỉ có chúng ta và lực lượng Alfa mới có thể chiếm lĩnh Nhà Trắng mà không có đổ máu", thì đến 2/3 quân số bước lên. Và trong khi tấn công Nhà Trắng, những người lính luôn miệng kêu: "Đây là Cờ hiệu, sẽ không có đổ máu!"...

Thế nhưng, trên thực tế, trong những ngày tháng 10 ấy, máu vẫn đổ! Theo số liệu chính thức, 130 dân thường thiệt mạng, 321 người bị thương; 28 người thuộc các lực lượng vũ trang đã tử nạn, 102 người bị thương. Riêng ông Khasbulatov trả lời phỏng vấn báo Moskovsky Komsomolets lại cho rằng, số người chết lên đến 1.500 người!

Trong năm 1994, chính phủ Nga đã chi hơn 300 triệu USD để sửa chữa tòa nhà Quốc hội, nhiều hơn ngân khoản dành cho các chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển trên toàn quốc. Cho dù con số người thiệt mạng là hơn 150 hay 1.500 thì chính biến năm 1993 đối với nước Nga cũng là một sự kiện khó quên ghi dấu cuộc đối đầu đẫm máu để khẳng định sức mạnh thuộc về khối hành pháp hay lập pháp trong cơ cấu nhà nước Liên bang Nga.

Quang Hiếu (theo cand.com.vn)

02/05/2024

Nội dung trong file đính kèm 22/12/2023

Qua xác minh, N.guyễn T.hị L.ệ T.hương (sinh 1994, cư trú tại: xã Tịnh Long, TP Quảng Ngãi) Nhân viên tiếp thị sản phẩm trên cho biết: Khoảng 12h30' cùng ngày nhận yêu cầu từ L.ê T.ấn H.ải (sinh 1988, cư trú tại xã Nghĩa ‎Thuận, huyện Tư Nghĩa) - Quản lý sản phẩm N.. của nhãn hiệu N..., T.hương đến ‎Công ty TNHH MTV T.uyết K.a (88 B.à T.riệu, TP Quảng Ngãi) nhận sản phẩm đến Trường Tiểu học ‎Trần Văn Trà tiếp thị, gồm: 19 lốc sữa nhãn nhiều N... và 01 túi 50 gói thạch trái ‎cây N... (tặng kèm khi bán sữa).
Sau khi bán được 11 lốc sữa và tặng túi 50 gói ‎thạch rau cau, thì có nhiều học sinh sử dụng bị ngộ độc phải chuyển cấp cứu ‎tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi.‎
Ngay khi vụ việc xảy ra, Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp Quản lý thị trường, Y tế, Chi cục vệ sinh ATTP và CDC Quảng Ngãi điều tra, làm rõ.
Hiện Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh đang khám và theo dõi sức khỏe cho các em, chưa ghi nhận trường hợp nào chuyển biến nặng.
Vụ việc trên là bài học cảnh tỉnh về đồ ăn thức uống trước các cơ sở giáo dục khi bán cho học sinh sử dụng. Trước đó, ngày 02/12/2023, Giám đốc Công an tỉnh đã có Công văn số 6476/VC-PV01(TMCS) chỉ đạo Công an cơ sở tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý các hàng quán trước cổng trường mua bán các loại đồ ăn, thức uống không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nghi có chứa chất ma tuý./.

08/12/2023

I. Đối tượng tuyển chọn

Công dân Việt Nam, cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các bộ, ngành ở Trung ương và địa phương, hoặc sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu; học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp đại học hoặc có trình độ cao hơn, chuyên ngành công nghệ thông tin, tin học, điện tử viễn thông, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện - điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, điện công nghiệp.

II. Phương thức tuyển chọn: Xét tuyển

III. Số lượng cần tuyển

- 11 chỉ tiêu cán bộ công nghệ thông tin (Quản trị mạng; Máy chủ; Quản trị cơ sở dữ liệu; Phân tích dữ liệu; Phần mềm, ứng dụng).

- 01 chỉ tiêu cán bộ kỹ thuật (điện, điều hòa chính xác, ắc quy, bể dầu và phòng cháy, chữa cháy hệ thống công nghệ thông tin). 

*Toàn văn Thông báo xem tại file đính kèm./.

08/12/2023

Ba cảnh báo phát đi chưa ráo mực, ngày 03/12/2023, Công an tỉnh Quảng Ngãi tiếp nhận thủ đoạn mới lừa đảo trực tuyến bằng việc "điều chỉnh dữ liệu quốc gia cấp 2", cụ thể:

Khoảng 10h00' sáng ngày 03/12/2023, một người dân (gốc Quảng Ngãi) hiện cư trú ở TP. Hồ Chí Minh nhận được cuộc gọi từ số 0395.719.46... thông báo "dữ liệu cấp 2" do phường cập nhật chuyển lên quận bị nghẽn, đề nghị lên quận điều chỉnh, hoặc sẽ có người hỗ trợ qua zalo.

Khoảng 30' sau, có 02 số máy 0866.656.46..., 0394.999.24... giới thiệu là "nhân viên hướng dẫn" ở quận hỗ trợ người dân tải App "dichvucong" bằng cách đăng nhập Google tải "dichvucong.lgov.net" (Hình 1) với điều kiện máy smatphone có hệ điều hành Android.

Hình 1

Do máy smatphone người dân này không trùng hệ điều hành, nên mượn tạm máy của người cha ruột (mới nghỉ hưu, từ Quảng Ngãi vào thăm con) thao tác. 

Khi tải được ứng dụng, "nhân viên hướng dẫn" yêu cầu đăng nhập kích hoạt ứng dụng bằng số điện thoại cá nhân và tự tạo một mật khẩu (Hình 2).

Hình 2

Khi ứng dụng dichvucong.lgov.net được kích hoạt, máy hiện tỷ lệ % kích hoạt (Hình 3).

Hình 3

Kích hoạt xong, không liên lạc được với "nhân viên hướng dẫn" để làm bước tiếp theo.

Người cha nghi ngờ, kiểm tra lại tài khoản ngân hàng VCB trên máy smatphone thì toàn bộ 83 triệu tiền lương tích cóp đã mất.

Kiểm tra biến động tài khoản ngân hàng, thì thời điểm kích hoạt ứng dụng cũng là lúc hai lần tiền chuyển qua tài khoản ngân hàng của kẻ gian.

Vụ việc đang được kiểm tra, xác minh.

KHUYẾN CÁO:

1. Lực lượng Công an hỗ trợ người dân kích hoạt định danh điện tử VNeID trực tiếp.

2. Mọi trường hợp khi kích hoạt thì không có lỗi, trừ trường hợp người dân cung cấp sai số điện thoại hoặc thay số điện thoại thì phải đăng ký lại trực tiếp tại Đội CSQLHC về TTXH Công an cấp huyện hoặc báo trực tiếp cho Công an cấp xã để cấp xã báo Công an cấp huyện điều chỉnh, hoàn toàn không hỗ trợ qua cuộc gọi hay trang mạng xã hội nào. 

3. Mọi trường hợp thắc mắc về ứng dụng VNeID, người dân cần liên hệ với công an cơ sở nơi cư trú để được hỗ trợ./.

 

04/12/2023

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1821

Tổng số lượt xem: 8165837