Truy cập nội dung luôn

Nóng bỏng cuộc chiến với tội phạm ma túy ở TP HCM

28/08/2019 12:00    388

Dù trong 6 tháng đầu năm 2019, lực lượng phòng chống ma túy Công an TP. Hồ Chí Minh đã triệt phá 913 vụ (trong đó chủ yếu là tàng trữ và bán lẻ), bắt 1.893 đối tượng, thu giữ 941 bánh heroin và 1,168 tấn ma túy tổng hợp các loại, nhưng thị trường vẫn ít có biến động.

Từ đây có thể khẳng định cuộc chiến với tội phạm ma túy vẫn tiềm ẩn nhiều thách thức trong thời gian tới bởi ma túy các loại được thẩm lậu vào thành phố từ nhiều nguồn khác nhau…

Tại sao tội phạm ma túy ngày càng phức tạp?

Ngày 21-1-2019, Công an TP HCM triệt phá đường dây vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy từ Campuchia vào TP HCM tiêu thụ do Bùi Phạm Duy, sinh năm 1985, tại xã Trung Chánh, huyện Hóc Môn cầm đầu, thu giữ 38kg ma túy các loại.

 Bị bắt quả tang, Duy khai nhận trước kia chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển ma túy cho Vũ Hoàng Oanh (Oanh Hà). Tuy nhiên, từ tháng 5-2018, khi đầu mối tiêu thụ lớn do vợ chồng Nguyễn Thị Huệ - Trần Văn Thìn, ngụ quận Gò Vấp bị chặt đứt thì Duy lập tức tìm cách liên lạc với đám “tàn quân” của Thìn, Huệ lập đường dây mới. 

Mấy chuyến đầu, Oanh Hà chỉ giao cho Duy tối đa 5.000 viên thuốc lắc và từ 2-3kg ma túy đá, nhưng sau đó thấy Duy thanh toán sòng phẳng, lại liên kết được với nhiều đối tượng bán lẻ nên Oanh Hà đã giao cho Duy từ 10.000-20.000 viên thuốc lắc và 20-40kg ma túy đá mỗi chuyến. 

Ma túy mang về được Duy giao cho Vân, Châu, Lâm cất giấu tại một căn nhà thuê ở huyện Hóc Môn và nếu có ai đặt mua thì Duy trực tiếp chỉ đạo cho đám đối tượng này mang ma túy đi giao tại một nơi hoang vắng nào đó (không cố định) và tiền thì do Duy trực tiếp nhận từ đám bán lẻ. Với cách làm này, chỉ trong thời gian ngắn, Duy đã thực hiện hàng chục chuyến, thu lợi bất chính hàng chục tỷ đồng.

hosointerpol_2019_08_28_1457_1.jpg
Lãnh đạo Công an TP HCM khen thưởng các đơn vị phòng, chống tội phạm về ma túy.

Một vụ án khác được triệt phá giữa tháng 5- 2019 vừa qua cũng khiến các trinh sát Đội 7, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an TP HCM phải tốn nhiều thời gian công sức. 

Cuối năm 2018, trinh sát Đội 7 phát hiện dấu hiệu hoạt động của một đường dây ma túy lớn. Đến đầu năm 2019 thì xác định chính xác đối tượng cầm đầu tên Đào Văn Phương, sinh năm 1985, ngụ phường 12, quận 8 và thuê một căn nhà khác ở phường 14 cho đám đàn em cư ngụ. 

Tuy nhiên ngay sau đó, Phương đột nhiên lặn mất tăm, không thấy xuất hiện ở nơi cư trú, nhưng một số đối tượng bán lẻ ma túy là chân rết của Phương vẫn dư giả ma túy bán cho con nghiện. Đến cuối tháng 4-2019, các trinh sát phát hiện Phương xuất hiện trở lại và hắn thuê thêm một căn nhà khác ở phường 13 rồi cho khuân máy ép, thiết bị nồi hơi, máy xay… về lắp đặt. 

Ngày 19-5-2019, nhận thấy thời cơ đã đến, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an TP HCM đã chỉ đạo cho các trinh sát Đội 7 liên tục áp sát các mục tiêu và đến 11h20 ngày 20-5 thì bắt quả tang Phương đang vận chuyển ma túy đi giao cho các đầu mối. Ngoài ra Phương còn cất giấu một khẩu súng trong cốp xe.

Theo lời khai của Phương, từ đầu năm 2018 đến thời điểm bị bắt, hắn cùng đám tay chân đã thực hiện hàng chục chuyến mua heroin của một đối tượng ở Campuchia với số lượng dao động từ 10-20 bánh/chuyến. 

Sau khi nhận được ma túy, Phương mang về xay nhỏ, trộn thêm bột đá, hóa chất và phụ gia được mua ở chợ Kim Biên, sau đó ép lại thành bánh mang giao cho một số đối tượng bán lẻ ở quận 8, TP HCM và các đầu mối khác ở Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần thơ. 

Mỗi bánh heroin, Phương mua với giá 200 triệu đồng và với việc pha trộn thêm tạp chất, Phương bán lại được 400 triệu đồng. Riêng khẩu súng, Phương cũng đặt mua từ Campuchia...

Nhưng, đó chỉ là 2 trong nhiều chuyên án Công an TP HCM đã triệt phá trong thời gian qua. Theo thống kê, tỷ lệ ma túy thu giữ tăng bình quân hằng năm trong 5 năm gần đây là 88,5%. Đặc biệt, số ma túy là heroin, ma túy tổng hợp, cocaine, cần sa do Công an thành phố thu giữ trong 6 tháng đầu năm 2019 là 1,43 tấn (chưa tính 2 vụ án do Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Bộ Công an khám phá tại Bình Tân, Bình Chánh). So với năm 2018, tăng đến 62,55%.

Theo phân tích của cơ quan chức năng, một trong những nguyên nhân làm cho tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố càng phức tạp đó là vấn đề người nghiện vẫn gia tăng. 

Hiện nay, toàn thành phố có 24.142 người, tăng 634 người so với năm 2018. Trong đó, có mặt tại cộng đồng là 10.717 người, đang ở tại cơ sở chữa bệnh là 12.306 người, tại các trại tạm giam, nhà tạm giữ 1.119 người. 

Tuy nhiên, con số này vẫn chưa thật sự chính xác. Ngoài ra, phải kể đến sự phát triển của các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí nhạy cảm như khách sạn, nhà hàng, quán bar, vũ trường và các nhà hàng biến tướng bar, vũ trường ngày càng phổ biến ở nội thành lẫn ngoại thành. 

Trong thời gian qua, do tập trung đánh mạnh, tình hình sử dụng thuốc lắc, ma túy tổng hợp tại các bar, vũ trường, karaoke trên toàn địa bàn thì người nghiện đã chuyển vào các địa điểm khác như nhà riêng, nhà thuê, đã có thông tin một số đối tượng thuê các biệt thự, villa, thậm chí cả nhà khách công vụ để sử dụng ma túy tổng hợp. Đây là điều kiện để tội phạm ma túy tổng hợp lợi dụng hoạt động, phát sinh phức tạp thêm.

Trước thực trạng này, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ và Công an các quận, huyện của TP. Hồ Chí Minh tăng cường các biện pháp nghiệp vụ qua đó đấu tranh triệt phá được hàng chục vụ với quy mô lớn.

hosointerpol_2019_08_28_1457_2.jpg  Đối tượng Trần Vỹ (người Đài Loan - Trung Quốc) tham gia vận chuyển 895 bánh heroin bị CSGT An Sương bắt giữ. Gia tăng tội phạm có yếu tố nước ngoài

Tội phạm ma túy liên quan đến yếu tố nước ngoài vẫn tiềm ẩn và phức tạp, thể hiện qua các đường dây vận chuyển ma túy từ các nước về Việt Nam được phát hiện. 

Từ đầu năm 2019 đến nay nổi lên là những nhóm người Đài Loan (Trung Quốc) cấu kết với các đối tượng trong nước tổ chức vận chuyển ma túy với khối lượng rất lớn từ khu vực Tam giác vàng qua Lào, Campuchia vào Việt Nam qua các tỉnh miền Trung, miền Tây Nam Bộ rồi tập kết tại các kho ở các tỉnh giáp ranh TP HCM như: Bình Dương, Đồng Nai, Long An… sau đó trung chuyển về các kho ở các quận, huyện huyện Hóc Môn, quận 12, Bình Tân để chen lẫn vào các container hàng hóa rồi dùng các công ty bình phong xuất đi nước thứ 3 là Philippine Đài Loan (Trung Quốc) thông qua các cảng biển tại TP HCM.

Cụ thể, từ năm 2018 đến nay, cơ quan chức năng đã phát hiện 5 vụ tàng trữ, vận chuyển ma túy số lượng lớn, thu hơn 2,1 tấn ma túy tổng hợp và hơn 300kg heroin, trong đó chủ yếu là đối tượng người Đài Loan. Qua đấu tranh với các đường dây, các đối tượng đều khai nhận ma túy được vận chuyển từ Tam giác vàng qua Thái Lan, Lào, Campuchia vào Việt Nam để xuất đi nước khác.

Bên cạnh đó, các vụ vận chuyển trái phép chất ma túy từ nước ngoài về Việt Nam (chủ yếu từ châu Mỹ và châu Âu) dưới dạng quà biếu qua các Cảng hàng không do các đơn vị Hải quan và các đơn vị khác phát hiện ngày càng nhiều (trong 6 tháng đầu năm, Phòng đã tiếp nhận và điều tra 50 vụ). 

Cũng theo lời khai của một số đối tượng bị bắt, đã nhiều lần nhập cảnh vào Việt Nam và đã thuê một căn nhà ở phường Tân Bình, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương làm kho chứa ma túy rồi chuyển xuống một xưởng sản xuất của một người Đài Loan-Trung Quốc ở huyện Hóc Môn để giấu vào lõi container xuất đi nước thứ 3.

hosointerpol_2019_08_28_1457_3.jpg
Tang vật thu được từ các vụ án.

Theo Đại tá Hồ Tự Sang, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an TP HCM, ngoài việc chỉ đạo cho Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và Công an các quận, huyện tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, Công an thành phố đã mở lớp tập huấn cho trên 700 cán bộ chiến sỹ Công an phường, xã thuộc 24 quận, huyện trên địa bàn. 

Chương trình tập huấn sẽ giúp cho cán bộ chiến sỹ ở cơ sở cách nhận biết các loại ma túy tổng hợp mới, nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác đấu tranh phòng chống ma túy, kiên quyết không để ma túy có cơ hội tiếp tục xâm phạm các địa bàn dân cư. 

Đối với Phòng và các Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an các quận, huyện, song song với việc triển khai quân số kiểm soát chặt chẽ các điểm đen về ma túy, còn phải tích cực phối hợp với các đơn vị chức năng như Bộ đội Biên phòng, Cục Chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan và Công an các tỉnh biên giới để ngăn chặn ma túy ngay từ trước khi thâm nhập vào nội địa. 

Một vấn đề khác nữa là phải xây dựng chương trình tuyên truyền hợp lý để người dân dễ hiểu và phải bảo đảm an toàn cho họ để họ có thể tự nguyện tham gia tố giác tội phạm giúp cơ quan điều tra có biện pháp tốt nhất để đấu tranh ngăn chặn. 

 Đức Cương (Theo cand.com.vn)



02/05/2024

Nội dung trong file đính kèm 22/12/2023

Qua xác minh, N.guyễn T.hị L.ệ T.hương (sinh 1994, cư trú tại: xã Tịnh Long, TP Quảng Ngãi) Nhân viên tiếp thị sản phẩm trên cho biết: Khoảng 12h30' cùng ngày nhận yêu cầu từ L.ê T.ấn H.ải (sinh 1988, cư trú tại xã Nghĩa ‎Thuận, huyện Tư Nghĩa) - Quản lý sản phẩm N.. của nhãn hiệu N..., T.hương đến ‎Công ty TNHH MTV T.uyết K.a (88 B.à T.riệu, TP Quảng Ngãi) nhận sản phẩm đến Trường Tiểu học ‎Trần Văn Trà tiếp thị, gồm: 19 lốc sữa nhãn nhiều N... và 01 túi 50 gói thạch trái ‎cây N... (tặng kèm khi bán sữa).
Sau khi bán được 11 lốc sữa và tặng túi 50 gói ‎thạch rau cau, thì có nhiều học sinh sử dụng bị ngộ độc phải chuyển cấp cứu ‎tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi.‎
Ngay khi vụ việc xảy ra, Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp Quản lý thị trường, Y tế, Chi cục vệ sinh ATTP và CDC Quảng Ngãi điều tra, làm rõ.
Hiện Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh đang khám và theo dõi sức khỏe cho các em, chưa ghi nhận trường hợp nào chuyển biến nặng.
Vụ việc trên là bài học cảnh tỉnh về đồ ăn thức uống trước các cơ sở giáo dục khi bán cho học sinh sử dụng. Trước đó, ngày 02/12/2023, Giám đốc Công an tỉnh đã có Công văn số 6476/VC-PV01(TMCS) chỉ đạo Công an cơ sở tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý các hàng quán trước cổng trường mua bán các loại đồ ăn, thức uống không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nghi có chứa chất ma tuý./.

08/12/2023

I. Đối tượng tuyển chọn

Công dân Việt Nam, cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các bộ, ngành ở Trung ương và địa phương, hoặc sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu; học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp đại học hoặc có trình độ cao hơn, chuyên ngành công nghệ thông tin, tin học, điện tử viễn thông, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện - điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, điện công nghiệp.

II. Phương thức tuyển chọn: Xét tuyển

III. Số lượng cần tuyển

- 11 chỉ tiêu cán bộ công nghệ thông tin (Quản trị mạng; Máy chủ; Quản trị cơ sở dữ liệu; Phân tích dữ liệu; Phần mềm, ứng dụng).

- 01 chỉ tiêu cán bộ kỹ thuật (điện, điều hòa chính xác, ắc quy, bể dầu và phòng cháy, chữa cháy hệ thống công nghệ thông tin). 

*Toàn văn Thông báo xem tại file đính kèm./.

08/12/2023

Ba cảnh báo phát đi chưa ráo mực, ngày 03/12/2023, Công an tỉnh Quảng Ngãi tiếp nhận thủ đoạn mới lừa đảo trực tuyến bằng việc "điều chỉnh dữ liệu quốc gia cấp 2", cụ thể:

Khoảng 10h00' sáng ngày 03/12/2023, một người dân (gốc Quảng Ngãi) hiện cư trú ở TP. Hồ Chí Minh nhận được cuộc gọi từ số 0395.719.46... thông báo "dữ liệu cấp 2" do phường cập nhật chuyển lên quận bị nghẽn, đề nghị lên quận điều chỉnh, hoặc sẽ có người hỗ trợ qua zalo.

Khoảng 30' sau, có 02 số máy 0866.656.46..., 0394.999.24... giới thiệu là "nhân viên hướng dẫn" ở quận hỗ trợ người dân tải App "dichvucong" bằng cách đăng nhập Google tải "dichvucong.lgov.net" (Hình 1) với điều kiện máy smatphone có hệ điều hành Android.

Hình 1

Do máy smatphone người dân này không trùng hệ điều hành, nên mượn tạm máy của người cha ruột (mới nghỉ hưu, từ Quảng Ngãi vào thăm con) thao tác. 

Khi tải được ứng dụng, "nhân viên hướng dẫn" yêu cầu đăng nhập kích hoạt ứng dụng bằng số điện thoại cá nhân và tự tạo một mật khẩu (Hình 2).

Hình 2

Khi ứng dụng dichvucong.lgov.net được kích hoạt, máy hiện tỷ lệ % kích hoạt (Hình 3).

Hình 3

Kích hoạt xong, không liên lạc được với "nhân viên hướng dẫn" để làm bước tiếp theo.

Người cha nghi ngờ, kiểm tra lại tài khoản ngân hàng VCB trên máy smatphone thì toàn bộ 83 triệu tiền lương tích cóp đã mất.

Kiểm tra biến động tài khoản ngân hàng, thì thời điểm kích hoạt ứng dụng cũng là lúc hai lần tiền chuyển qua tài khoản ngân hàng của kẻ gian.

Vụ việc đang được kiểm tra, xác minh.

KHUYẾN CÁO:

1. Lực lượng Công an hỗ trợ người dân kích hoạt định danh điện tử VNeID trực tiếp.

2. Mọi trường hợp khi kích hoạt thì không có lỗi, trừ trường hợp người dân cung cấp sai số điện thoại hoặc thay số điện thoại thì phải đăng ký lại trực tiếp tại Đội CSQLHC về TTXH Công an cấp huyện hoặc báo trực tiếp cho Công an cấp xã để cấp xã báo Công an cấp huyện điều chỉnh, hoàn toàn không hỗ trợ qua cuộc gọi hay trang mạng xã hội nào. 

3. Mọi trường hợp thắc mắc về ứng dụng VNeID, người dân cần liên hệ với công an cơ sở nơi cư trú để được hỗ trợ./.

 

04/12/2023

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1951

Tổng số lượt xem: 7971090