Trang thông tin điện tử

Công an tỉnh Quảng Ngãi

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

CÔNG AN TỈNH QUẢNG NGÃI - 65 NĂM CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG THÀNH

rmal" style="margin-top:0cm;margin-right:0cm;margin-bottom:0pt;margin-left:0cm;text-align:justify;font-size:13px"> KỶ NIỆM 65 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM (19/8/1945 -...
rmal" style="margin-top:0cm;margin-right:0cm;margin-bottom:0pt;margin-left:0cm;text-align:justify;font-size:13px"> KỶ NIỆM 65 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM (19/8/1945 - 19/8/2010) VÀ 05 NĂM NGÀY HỘI “TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC” (19/8/2005 - 19/8/2010)

(Tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền)

 

***

**

PHẦN I

CÔNG AN TỈNH QUẢNG NGÃI

65 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG THÀNH (19/8/1945 – 19/8/2010)

 

Quảng Ngãi là một tỉnh duyên hải thuộc khu vực miền Trung, với bờ biển dài trên 130 km, có địa hình khá phức tạp, bao gồm cả miền núi, trung du, đồng bằng ven biển và hải đảo. Diện tích tự nhiên 5.131,5 km2, dân số gần 1,3 triệu người với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống như Kinh, Hre, Cor, Cadong…

Là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, từ khi có Đảng, nhân dân Quảng Ngãi luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh ngoan cường giành độc lập dân tộc. Đảng bộ Quảng Ngãi đã lãnh đạo nhân dân toàn tỉnh liên tục nổi dậy đấu tranh lật đổ ách thống trị của thực dân, phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và cùng cả nước tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ đánh đuổi thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, góp phần giành thắng lợi trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất Tổ quốc.

Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, cùng với sự ra đời của chính quyền cách mạng, Ty Trinh sát Lê Trung Đình thành lập do đồng chí Cao Kế phụ trách. Mặc dù tổ chức còn khá đơn giản, số lượng cán bộ ít, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế nhưng với lòng yêu nước và nhiệt tình cách mạng, được Đảng giác ngộ và rèn luyện, được nhân dân hết lòng ủng hộ, giúp đỡ, lực lượng Công an Quảng Ngãi đã kiên quyết đấu tranh trấn áp các thế lực phản động, tích cực góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền và thành quả cách mạng vừa giành được.

Khi mới thành lập, Ty Trinh sát Lê Trung Đình có ba bộ phận cơ bản là Ban Chính trị (Ban Điều tra), Ban Trật tự, Ban Văn phòng, đến tháng 11/1945 phát triển thêm Ban Tư pháp (ngoài ra còn có một đại đội cảnh vệ canh gác mục tiêu và trại giam). Để đáp ứng được với tình hình, tháng 4/1946, Ty Trinh sát Lê Trung Đình được đổi thành Ty Công an Quảng Ngãi; hệ thống tổ chức dần được hoàn thiện từ tỉnh đến xã. Công tác đào tạo, bồi dưỡng về chính trị tư tưởng và nghiệp vụ được quan tâm, bước đầu đáp ứng nhu cầu về năng lực công tác, chiến đấu của toàn lực lượng. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng Công an Quảng Ngãi đã từng bước trưởng thành về mọi mặt, thực sự là nòng cốt trong công cuộc đấu tranh diệt ác, trừ gian, bảo vệ và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, lập nhiều chiến công xuất sắc, điển hình là các vụ: Bắt giữ Tạ Thu Thâu - thủ lĩnh Trốtkit và 4 tên Quốc dân đảng, đập tan nhóm phản động “Đông Phương Đại hội”, “Thế giới cách mạng Đảng” (6/1946), “Tỉnh ủy lâm thời” (1946), “Liên hiệp đoàn” (1948); đặc biệt, đã phối hợp với các lực lượng khác giải quyết dứt điểm vụ phiến loạn Sơn Hà (1950–1952). Ở vùng tự do, Công an Quảng Ngãi đã biết dựa vào quần chúng nhân dân, phát động phong trào bảo mật phòng gian, khám phá và bóc gỡ hàng chục vụ gián điệp, biệt kích xâm nhập, trừng trị một số tên phản động nguy hiểm, ngăn chặn âm mưu thu thập tình báo của nhóm biệt kích do cơ quan GCMA tung ra để nắm tình hình ta, bảo vệ tốt lực lượng và tài sản của nhân dân.

Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết (21/7/1954), đại bộ phận lực lượng cách mạng được tập kết ra Bắc. Một số cán bộ công an ưu tú được Đảng lựa chọn ở lại bám địa bàn, bảo tòan lực lượng, lãnh đạo nhân dân tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đầy gian khổ hy sinh.

Tháng 01/1959, Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng vạch đường lối cho cách mạng miền Nam đã thổi bùng lên phong trào đấu tranh của nhân dân Quảng Ngãi. Sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi (28/8 đến 04/9/1959), vùng căn cứ kháng chiến được mở rộng suốt từ Trà Bồng, Sơn Hà, Ba Tơ, Minh Long, chính quyền cách mạng ở nhiều thôn, xã được thiết lập. Trước những yêu cầu bức thiết của tình hình, Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã ra quyết định thành lập đơn vị V9 với biên chế ban đầu gồm 40 đồng chí được tuyển chọn trong phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân để làm nhiệm vụ bảo vệ căn cứ và các cơ quan lãnh đạo của tỉnh. Tuy nhiên, khi vùng giải phóng ngày càng mở rộng, lực lượng cách mạng ngày một lớn mạnh thì đơn vị V9 không còn đủ sức đảm đương được nhiệm vụ bảo vệ nội bộ, chống gián điệp biệt kích và tấn công tiêu diệt bọn ác ôn tề điệp. Việc cần thiết phải có một đơn vị chuyên trách làm nhiệm vụ trên đã được đặt ra cho cách mạng Quảng Ngãi. Trước tình hình trên, ngày 05/10/1961, với lực lượng tại chỗ và được Bộ Công an chi viện, Tỉnh uỷ Quảng Ngãi đã quyết định thành lập Ban Bảo vệ An ninh do đồng chí Nguyễn Công Say (Nguyễn Hữu Nghĩa) Phó Bí thư Tỉnh ủy trực tiếp làm Trưởng Ban với nhiệm vụ bảo vệ căn cứ, diệt ác phá kèm, hỗ trợ quần chúng nổi dậy giành quyền làm chủ.

Từ sau Hội nghị An ninh tỉnh Quảng Ngãi lần thứ II (01/10/1962), và đặc biệt sau Hội nghị An ninh tòan miền Nam lần thứ I (16/01/1963), tổ chức Ban Bảo vệ An ninh ở tỉnh đã được kiện toàn gồm 7 tiểu ban: Tiểu ban I (B1) nghiên cứu tổng hợp, tham mưu kiêm văn phòng, hậu cần; Tiểu ban II (B2) bảo vệ chính trị, chống gián điệp, phản động; Tiểu ban III (B3) chuyên trách công tác điệp báo và an ninh đô thị; Tiểu ban IV (B4) bảo vệ nội bộ (trọng tâm chống nội gián); Tiểu ban V (B5) cơ quan chấp pháp (điều tra, xét hỏi); Tiểu ban VI (B6) kiểm soát công khai các cửa ngõ giữa hai vùng ta và địch; Tiểu ban VII (B7) vũ trang bảo vệ cơ quan, căn cứ, nội bộ và trại giam. Tháng 5/1964, Ban Bảo vệ An ninh Quảng Ngãi được đổi tên là Ban An ninh. Do yêu cầu của tình hình, tháng 12/1964, Ban An ninh thành lập thêm B8 (An ninh vũ trang) để tăng cường diệt ác phá kềm. Hệ thống tổ chức của Ban An ninh từ tỉnh đến huyện, xã đã được hình thành ngày càng đáp ứng được với nhiệm vụ đấu tranh trong tình hình mới.

Vừa chiến đấu, vừa xây dựng lực lượng, An ninh Quảng Ngãi ngày càng trưởng thành trong các mặt công tác, liên tục tấn công địch, đẩy mạnh diệt ác, phá kềm, giành dân, mở rộng vùng làm chủ, tích cực phát động phong trào bảo mật phòng gian, chống do thám gián điệp biệt kích, chống địch càn quét, lấn chiếm, bảo vệ an toàn căn cứ cách mạng. An ninh Quảng Ngãi đã mưu trí, dũng cảm đánh địch hàng ngàn trận lớn nhỏ, đánh sập nhiều trụ sở chỉ huy, lô cốt, đồn bót địch, phá huỷ nhiều xe quân sự, xoá sổ hàng trăm cuộc cảnh sát, mâm tề xã, ấp, phá bung hàng trăm khu dồn dân, ấp chiến lược, tiêu diệt, làm bị thương và bắt sống hàng ngàn tên ác ôn, đảng phái phản động, ngụy quân, ngụy quyền, kêu gọi hàng ngàn binh lính đào rã ngũ, giải phóng hàng trăm ngàn dân, giải thoát hàng ngàn tù chính trị bị địch giam cầm, làm chủ cả một vùng nông thôn rộng lớn từ miền núi đến đồng bằng ven biển, hình thành thế bao vây, chia cắt, cô lập bọn Mỹ - nguỵ trong các thị trấn, thị xã. Nhiều trận đánh hay, hiệu quả, gây cho địch những tổn thất lớn, góp phần khiến cho hàng ngũ của chúng ngày càng hoang mang, rệu rã. Điển hình là trận đánh đêm 30/8/1967, các lực lượng Trinh sát vũ trang, An ninh Quảng Ngãi và Khu V đã hiệp đồng chặt chẽ, đồng loạt tấn công vào 30 mục tiêu của địch trong tỉnh, giải phóng trại giam Gò Lăng và “Trung tâm cải huấn”, giải thoát hơn 1.300 tù chính trị bị địch giam cầm, tổ chức đưa đoàn về khu căn cứ an toàn. Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968), các lực lượng An ninh vũ trang, Trinh sát vũ trang của Ban An ninh tỉnh, huyện, thị đã phối hợp cùng quân và dân trong toàn tỉnh đồng loạt giáng những đòn sấm sét xuống các sào huyệt, các căn cứ quân sự của Mỹ - ngụy, như đặc khu Ngô Quyền, Tòa hành chính tỉnh, Tỉnh đoàn bảo an, sân bay, Đài Phát thanh, Ty Cảnh sát, Trung tâm cải huấn, Nhà ga Ông Bố… giải thoát gần một ngàn chiến sĩ cách mạng bị địch giam giữ. Trong chiến dịch hè 1968, Tổ Trinh sát vũ trang hợp pháp Hải - Đường đã bí mật đặt mìn hẹn giờ tại rạp Kiến Thành (thị xã Quảng Ngãi) giết chết tại chỗ 80 tên và làm bị thương 40 tên khác, trong đó có cả sĩ quan Mỹ và Nam Triều Tiên, gây được tiếng vang lớn. Cũng tại địa điểm trên, tháng 5/1970, để lập thành tích dâng lên ngày sinh của Bác kính yêu, dưới sự chỉ đạo của B3 An ninh tỉnh, Tổ Trinh sát vũ trang hợp pháp (còn gọi là An ninh đô thị) Hải Đường đã dùng thuốc nổ dồn trong lon Cocacola tổ chức trận đánh thứ hai, tiêu diệt 17 tên địch và làm bị thương hàng chục tên khác (trong đó có 5 tên sĩ quan, một trung úy cảnh sát đặc biệt); tháng 10/1972, trinh sát vũ trang đã tổ chức đánh một trận hết sức táo bạo giữa ban ngày, diệt 2 tên tình báo CIA dưới vỏ bọc là Quận ủy viên Quốc Dân đảng Bình Sơn và làm bị thương 4 tên khác (trong đó có Trần Hoàng, ủy viên Trung ương kiêm Bí thư Quốc Dân đảng Quảng Ngãi) làm cho địch hết sức hoang mang lo sợ.

Chiến công nối tiếp chiến công, với tinh thần chiến đấu quả cảm, mưu trí, sáng tạo, những thắng lợi của lực lượng An ninh Quảng Ngãi đã góp phần to lớn vào thắng lợi chung của nhân dân tỉnh nhà.

Trước những thất bại nặng nề trên khắp các chiến trường cùng với phong trào phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam của các lực lượng yêu chuộng hoà bình trên thế giới, ngày 27/01/1973 Mỹ buộc phải ký Hiệp định Pari rút hết quân Mỹ và các nước chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam, làm cho so sánh lực lượng thay đổi hẳn, có lợi cho ta, tạo điều kiện cơ bản để tiến lên giành thắng lợi cuối cùng.

Với bản chất ngoan cố, sau khi Hiệp định Pari được ký kết, Mỹ tiếp tục giật dây cho nguỵ quyền Sài Gòn vi phạm trắng trợn những điều khoản của Hiệp định. Để đấu tranh chống lại những âm mưu thâm độc của địch, tại Quảng Ngãi, tháng 10/1973, Ban An ninh đã phát động đợt cao điểm diệt ác, trừ gian nhằm trừng trị bọn ác ôn, tề điệp ngoan cố lấn chiếm, phá hoại hiệp định, đẩy mạnh phong trào cách mạng ở vùng địch kiểm soát. Trong đợt cao điểm này, lực lượng An ninh đã đánh 19 trận, tiêu diệt nhiều sinh lực địch.

Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, phối hợp cùng với lực lượng quân sự tỉnh, An ninh Quảng Ngãi đã đẩy mạnh tấn công tiêu diệt địch. Đến 22h ngày 24/3/1975, không còn đủ sức chịu đựng những đòn tấn công như vũ bão của các lực lượng cách mạng, địch đã tháo chạy khỏi tỉnh lỵ Quảng Ngãi. Lực lượng An ninh đã nhanh chóng chiếm lĩnh các mục tiêu trọng yếu, thu giữ nhiều tài liệu quan trọng của địch, tích cực hỗ trợ quần chúng diệt ác, phá kềm, truy bắt bọn ác ôn, ngụy quân, ngụy quyền, giải phóng phần đất còn lại của tỉnh. Quảng Ngãi được hòan tòan giải phóng. Công an Quảng Ngãi đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp ổn định tình hình, xác lập và triển khai các phương án bảo vệ mục tiêu quan trọng, giữ gìn trật tự trị an, tổ chức cho ngụy quân - ngụy quyền đăng ký trình diện học tập cải tạo, truy lùng những tên ác ôn còn lẩn trốn, đề cao cảnh giác, sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu phá hoại của các thế lực phản cách mạng.

Bộ Công an cũng kịp thời tăng cường cho Quảng Ngãi một số cán bộ để đảm đương những nhiệm vụ nặng nề sau giải phóng. Ngày 01/5/1975, Ban An ninh tỉnh đổi tên thành Ty Công an Quảng Ngãi với tổ chức biên chế gồm các đơn vị Văn phòng, Tổ chức, Bảo vệ chính trị, Bảo vệ nội bộ, Bảo vệ trị an, Chấp pháp, Trại giam, An ninh vũ trang. Ban An ninh các huyện, thị trong tỉnh cũng được tăng cường về biên chế và chất lượng cán bộ.

Ngay sau khi ổn định tổ chức, lực lượng Công an Quảng Ngãi đã khẩn trương tiến hành khai thác tài liệu địch để lại, phát hiện một số đầu mối nội gián và âm mưu câu kết của các đối tượng phản động bên trong thực hiện “kế hoạch hậu chiến”, kịp thời có phương án đấu tranh. Trên lĩnh vực trật tự xã hội, lực lượng Công an cũng đã phối hợp với lực lượng quân sự tập trung số nguỵ quân, nguỵ quyền đã ra trình diện đưa đi cải tạo, thành lập lực lượng dân phòng để tuần tra canh gác, chọn nòng cốt bổ sung vào lực lượng an ninh khu phố, thôn xã, đẩy mạnh chiến dịch thu hồi vũ khí, đạn dược, các phương tiện chiến tranh do địch bỏ lại và còn tàng trữ trong dân.

Công tác bảo vệ bờ biển, chống trốn, chống xâm nhập, quản lý tàu thuyền tại các cửa biển lớn cũng được triển khai. Các trạm kiểm soát công khai được thiết lập ở 5 cửa ngõ ra vào thị xã, thị trấn, huyện lỵ và một số vị trí thiết yếu khác. Công tác đấu tranh chống tội phạm hình sự được xúc tiến mạnh mẽ. Lực lượng Công an vừa điều tra truy bắt lại số tội phạm hình sự trong các nhà tù Mỹ ngụy thoát trại khi ta giải phóng, vừa phát động nhân dân nâng cao cảnh giác chống âm mưu phá hoại của địch. An ninh trật tự trên địa bàn tỉnh nhanh chóng được thiết lập.

Ngày 10/11/1975, tỉnh Nghĩa Bình được thành lập. Ty An ninh Quảng Ngãi và Ty An ninh Bình Định cũng được hợp nhất thành Ty Công an Nghĩa Bình. Cơ cấu tổ chức của Ty gồm 14 phòng nghiệp vụ, 1 trại tạm giam, 2 trại cải tạo, 1 trường sơ học và 17 đơn vị công an huyện, thị xã với biên chế 1.201 đồng chí. Từ 1975 đến 1989, lực lượng Công an Nghĩa Bình đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác từng bước giải quyết những vấn đề nóng bỏng và phức tạp của địa phương như tập trung giải quyết vấn đề FULRO, củng cố chính quyền cơ sở, đấu tranh có hiệu quả với nhiều chuyên án lớn, triệt phá các tổ chức phản cách mạng: “Lực lượng phục quốc”, “Mặt trận Quân lực Việt Nam cộng hòa”, bắt Cao Văn Chư – đối tượng viết và gửi thư nặc danh phản động tại huyện Đức Phổ, đấu tranh vô hiệu hoá hoạt động lợi dụng tôn giáo chống Nhà nước Việt Nam của Huyền Quang; bóc gỡ một số lưới tình báo của Cảnh sát đặc biệt, Biệt đội sưu tầm, An ninh quân đội ngụy trước 1975, ngăn chặn 139 vụ, bắt 1.059 đối tượng trốn ra nước ngoài xảy ra trên địa bàn Quảng Ngãi; khám phá vụ trộm tài sản xã hội chủ nghĩa tại Xưởng cơ khí ôtô Vạn Tường, vụ tham ô tài sản XHCN tại Công ty Cầu đường 2 huyện Đức Phổ và Xí nghiệp ôtô Bắc Nghĩa Bình, điều tra nhanh chóng các vụ án giết người cướp của đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Bình Sơn, triệt phá băng cướp Đông Dương, củng cố lòng tin của nhân dân vào chính quyền mới.

Tháng 7/1989, tỉnh Quảng Ngãi được tái lập. Công an tỉnh Quảng Ngãi được tách ra từ Công an tỉnh Nghĩa Bình gồm có 23 phòng nghiệp vụ, 1 trại tạm giam, 1 trại quản lý và cải tạo phạm nhân và 11 Công an huyện, thị, biên chế 1.240 đồng chí. Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của địch, Công an Quảng Ngãi đã bám sát các nhiệm vụ chính trị của ngành, chủ động phối hợp các lực lượng khác nắm chắc di biến động của số người nước ngòai và Việt kiều hoạt động tại tỉnh; xây dựng và triển khai các kế hoạch truy tìm số đối tượng trong các tổ chức phản động người Việt lưu vong và những người nước ngòai có nghi vấn, bóc gỡ 11 đầu mối tình báo, phát hiện mới 41 đối tượng, phối hợp với Bộ làm rõ 2 đường dây đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam để trốn sang nước thứ ba, đập tan âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, bắt 7 đối tượng truy tố trước pháp trong chuyên án H293, ngăn chặn kịp thời âm mưu của Lê Đình Nhàn cấu kết với số đối tượng cực đoan nhằm phục hồi Phật giáo Ấn Quang và âm mưu lợi dụng đám tang Hoà thượng Thích Đôn Hậu để khuếch trương thanh thế kích động chống phá ta, điều tra khám phá hàng trăm vụ mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất nổ, kiểm tra truy quét, thu và tiêu huỷ hàng ngàn tranh ảnh, băng hình, băng nhạc có nội dung không lành mạnh, đề nghị điều chuyển khỏi cơ quan nhiều trường hợp có lịch sử chính trị phức tạp, khai man lý lịch, góp phần làm trong sạch nội bộ.

Bên cạnh đó, Công an tỉnh còn tổ chức thực hiện tốt kế hoạch bảo vệ trong các ngày lễ lớn và các đồng chí lãnh đạo, tập trung nghiên cứu và quán triệt các Nghị quyết của Đảng, chủ động nắm tình hình, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp giải quyết nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, không để xảy ra phức tạp, đặc biệt chú trọng công tác xây dựng, tranh thủ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, động viên các già làng, trưởng bản vận động giáo dục con em tích cực thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, chăm lo sản xuất, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, bảo vệ an ninh trật tự bản làng. Những mục tiêu trọng điểm như Khu kinh tế Dung Quất, Khu công nghiệp Tịnh Phong, Khu công nghiệp Quảng Phú đều có phương án phản gián, bảo vệ. Các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được hướng dẫn triển khai Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác phối hợp đảm bảo an ninh.

Trên lĩnh vực giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, với tinh thần kiên quyết trấn áp tội phạm, lực lượng cảnh sát đã tấn công, triệt phá hàng trăm băng nhóm tội phạm hình sự nguy hiểm hoạt động có tổ chức như băng cướp liên tỉnh do Nguyễn Văn Đức cầm đầu (tháng 02/1993), bắt 07 tên, thu giữ 01 súng K59 và các giấy tờ giả mạo; chuyên án cướp giật CG607 trong thời gian từ tháng 4/2008 đến tháng 01/2009 đã điều tra làm rõ 09 băng nhóm và bắt 51 đối tượng, qua đấu tranh, các đối tượng khai nhận đã gây ra 66 vụ cướp giật tài sản và trộm cắp xe máy ở các địa phương trong và ngoài tỉnh; điều tra khám phá các vụ án giết người, giết người cướp tài sản tại Nghĩa Hòa, Tư Nghĩa (1995), Ba Tô, Ba Tơ (1997), Tịnh Phong, Sơn Tịnh (1998), Đức Chánh, Mộ Đức (2001); đấu tranh có hiệu quả với các vụ án tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và buôn bán hàng giả, gian lận thuế xảy ra tại Công ty Vật tư kỹ thuật nông lâm nghiệp Quảng Ngãi, Công ty Thủy sản Quảng Ngãi, Công ty Dịch vụ thương mại Cẩm Thành, Công ty Tư vấn đầu tư và xây dựng Quảng Ngãi, Công ty Vật tư kỹ thuật Quảng Ngãi. Điển hình là vụ khai thác, vận chuyển, mua, bán trái phép gỗ tại Sơn Hà với số lượng lớn do Đinh Du Chiên cầm đầu, bắt và xử lý 23 đối tượng (Chuyên án 705C 2005).

Đảng uỷ và lãnh đạo Công an tỉnh đã chủ động tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và tập trung chỉ đạo giải quyết ổn định nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến ATTT; tổ chức diễn tập phòng, chống phá rối an ninh, bạo loạn, khủng bố và phối hợp diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh; các Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma tuý, mại dâm; phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em; đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng. Các biện pháp xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng; cải cách hành chính, cải cách tư pháp đạt nhiều kết quả; phát huy hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phát huy hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, Công an tỉnh đã xây dựng được đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ nghiệp vụ ngày càng cao.

Với tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, hàng năm lực lượng Công an đã thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động tình nghĩa, huy động trên 1.200 ngày công lao động giúp đỡ đồng bào miền núi trong việc phát triển kinh tế - xã hội như khắc phục hậu quả thiên tai, làm đường giao thông nông thôn, làm nhà, khai hoang ruộng bậc thang, làm kênh mương thuỷ lợi. Tổ chức khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho hơn 1.000 lượt đồng bào. Tổ chức nhiều đợt biểu diễn văn nghệ phục vụ đồng bào miền núi, hải đảo; quyên góp trên 50 triệu đồng, 5.000 bộ quần áo, hàng chục ngàn quyển sách, vở và nhiều hàng hoá giá trị khác giúp đồng bào các huyện miền núi. Nhận phụng dưỡng 12 Bà mẹ Việt Nam anh hùng; xây dựng 14 nhà tình nghĩa; tặng 15 sổ tiết kiệm cho các gia đình liệt sĩ, công an hưu trí… Vận động quyên góp các loại quỹ được trên 2 tỷ đồng; xây dựng công trình trường học mẫu giáo tặng cho nhân dân xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng. ủng hộ cải thiện nhà ở cho người có công tổng số tiền 785 triệu đồng bằng nguồn kinh phí vận động CBCS đóng góp; quyên góp giúp đồng bào xã Trà Thuỷ, huyện Trà Bồng được 224.715.000 đồng, xây dựng 01 trường mẫu giáo trị giá 46.290.000 đồng và ủng hộ hàng chục triệu đồng mua gạo, thực phẩm, dầu hoả, đồ dùng, vở học sinh, thuốc chữa bệnh. Với những việc làm tình nghĩa đó, lực lượng Công an ngày càng được quần chúng tin yêu, kính phục.

Để ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ chiến đấu và xây dựng lực lượng, công tác hậu cần đã có sự nỗ lực cao, tích cực năng động hơn nên chỉ một thời gian ngắn sau khi tách tỉnh đã tạo dựng được những cơ ngơi khang trang, trang thiết bị phục vụ công tác, chiến đấu được đảm bảo, đời sống cán bộ, chiến sĩ được cải thiện đáng kể.

65 năm, một chặng đường đầy gian khổ nhưng cũng hết sức vẻ vang, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công an Quảng Ngãi đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, lập nên nhiều chiến công xuất sắc, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp giữ gìn an ninh trật tự, góp phần giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và công cuộc đổi mới của tỉnh nhà. Những cống hiến to lớn ấy của Công an tỉnh đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: 01 Huân chương Hồ Chí Minh; 14 đơn vị và 6 cá nhân được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 01 Huân chương Độc lập hạng ba, 6 Huân chương Quân công, 77 Huân chương Chiến công, 462 Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước các loại; từ 1991-1996 và từ năm 2000 - 2009 được Bộ Công an tặng Cờ thi đua xuất sắc, năm 1997, 1999 được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ luân lưu - công nhận là một trong những đơn vị đi đầu trong phong trào thi đua Vì An ninh Tổ quốc.

PHẦN II

KẾT QUẢ 5 NĂM THỰC HIỆN

“NGÀY HỘI TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC”

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 521/QĐ-TTg, ngày 13/6/2005, quyết định lấy ngày 19/8 hằng năm là “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” (ANTQ), hàng năm Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh gắn với tổ chức triển khai các hoạt động tiến tới Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ”; Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Chỉ thị và các Kế hoạch về tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ hàng năm trên địa bàn tỉnh; hằng năm Uỷ ban MTTQVN tỉnh ra lời kêu gọi “Toàn dân hưởng ứng Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ”. Trên cơ sở đó, các cấp ủy, chính quyền, Uỷ ban MTTQ, các sở, ban, ngành, Hội, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện ở địa phương, cơ quan, đơn vị mình.

Lực lượng Công an tỉnh đã chủ động ban hành Kế hoạch về thực hiện Quyết định số 521/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; hàng năm đều xây dựng kế hoạch triển khai, đặc biệt là đã tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc các văn bản của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân, UBMT Tổ quốc Việt Nam tỉnh. Qua triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh đã nâng cao nhận thức về nội dung, ý nghĩa của “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ” trong cán bộ công nhân viên và các tầng lớp nhân dân tạo ra động lực mới để cán bộ và nhân dân xác định rõ vai trò, trách nhiệm trong việc tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, làm cho “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ” đi vào hiện thực của cuộc sống xã hội.

Qua 5 năm triển khai thực hiện, với chức năng là lực lượng nòng cốt, thường trực lực lượng Công an toàn tỉnh đã tham mưu cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền chỉ đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động tiến tới kỷ niệm “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ” gắn với thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ”. Trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, kết hợp với việc triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng Công an đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia “Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ”. Thường xuyên triển khai thực hiện các Nghị quyết liên tịch, kế hoạch liên tịch và chương trình phối hợp hành động trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ gắn với thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về ANTT. Vận động nhân dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, phòng chống cháy, nổ, bảo vệ bí mật Nhà nước, bảo vệ tài sản của cơ quan, đơn vị và nhân dân. Phát hiện, lên án và tố giác tội phạm; quản lý, giáo dục và cảm hoá người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư… đã tiến hành phát động tại 47.526 điểm với trên 742.270 lượt người tham dự, qua đó nhân dân đã cung cấp hàng nghìn tin tức có giá trị trong phòng ngừa và đấu tranh với các loại tội phạm. Qua triển khai thực hiện “Diễn đàn Công an xã lắng nghe ý kiến nhân dân” tại 167/167 xã, thị trấn, đã tạo điều kiện để nhân dân đối thoại, phản ánh tình hình về ANTT, về xây dựng lực lượng CA xã, giúp cho lực lượng CA xã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, qua diễn đàn này, đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và đông đảo nhân dân đồng tình, ủng hộ, nhân dân đã góp trên 2.000 ý kiến tham gia cho lực lượng CA xã để xây dựng lực lượng CA xã ngày càng “trong sạch, vững mạnh”.

Qua phong trào đã có nhiều hình thức phong phú, tại địa bàn vùng giáo đã kết hợp phát triển kinh tế, đời sống với đảm bảo an ninh trật tự, vận động giáo dân “Sống tốt đời, đẹp đạo”, xây dựng “Vùng giáo bình yên”. Vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã kết hợp thực hiện các Chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, giáo dục nâng cao cảnh giác cách mạng, tranh thủ người có uy tín, già làng trong dân tộc thiểu số để vận động xóa bỏ các hủ tục lạc hậu; giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, không để xảy ra “đột biến”, “bất ngờ”. Vùng nông thôn và các nơi quy hoạch, xây dựng phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, lực lượng Công an đã tham mưu, phục vụ cấp ủy, chính quyền củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, đồng thời triển khai các kế hoạch, phương án đảm bảo an ninh trật tự, dựa vào dân để phát hiện, giải quyết kịp thời, tại chỗ các tranh chấp, khiếu kiện có liên quan đến việc kiểm kê, áp giá đền bù, giải phóng mặt bằng và di dời dân đến nơi ở mới không để hình thành “điểm nóng”, nhiều vụ việc khiếu kiện phức tạp kéo dài đã được giải quyết. Ở những nơi gặp khó khăn, hoạn nạn (do thiên tai, dịch bệnh; vùng sâu, vùng xa…) công tác vận động phong trào quyên góp, cứu trợ, vận động nhân dân giúp đỡ, tương thân, tương ái vượt khó, sớm ổn định tình hình. Ở lĩnh vực giáo dục, đào tạo, đã kết hợp đưa nội dung phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy; giữ gìn TTATGT, bài trừ tệ nạn xã hội vào giáo dục cho học sinh, sinh viên…   

Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đã được tổ chức thực hiện theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, nhiều nơi nhân dân đã cụ thể hoá công tác tự quản về ANTT như xây dựng quy ước, hương ước; ký kết cụm an toàn về ANTT, tổ nhân dân hoà giải, cụm dân cư an toàn, CLB giáo dục pháp luật, CLB phòng, chống tội phạm, điểm sáng Biên phòng, tổ ANND tự quản, họ tộc tự quản… các tổ chức, mô hình này đã phát huy tính tự giác, chủ động trong nhân dân, giải quyết có hiệu quả nhiều vụ việc, mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện phức tạp trong nội bộ nhân dân. Điển hình như mô hình tộc họ tự quản (Lý Sơn) và xã Bình Long (Bình Sơn); mô hình cảm hoá, giáo dục người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư ở xã Bình Thanh Đông (Bình Sơn); mô hình nhân dân tự quản về ANTT ở phường Trần Phú (TP Quảng Ngãi), thị trấn Mộ Đức (huyện Mộ Đức) và thị trấn Đức Phổ (Đức Phổ); mô hình Cụm liên hoàn về ANTT ở Trường trung cấp nghề cơ giới Quảng Ngãi với các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn xã Nghĩa Kỳ (Tư Nghĩa) và 11 xã giáp ranh của 3 huyện Sơn Tịnh – Tư  Nghĩa – Sơn Hà; Câu lạc bộ “Nông dân không có người vi phạm pháp luật” (xã Đức Minh - Mộ Đức và Phổ Quang - Đức Phổ); “Tổ phụ nữ không có người vi phạm pháp luật và mắc các tệ nạn xã hội” (phường Quảng Phú - Tp Quảng Ngãi và thị trấn Chợ chùa – Nghĩa Hành); Câu lạc bộ “Phụ nữ với công tác phòng, chống tội phạm” ở thị trấn La Hà (Tư Nghĩa); tổ phụ nữ “Vận động chồng, con, người thân cai nghiện ma tuý và quản lý sau cai” (phường Nguyễn Nghiêm - Tp Quảng Ngãi); “Câu lạc bộ không mắc các tệ nạn xã hội” (xã Hành Trung và Hành Thịnh - Nghĩa Hành); Câu lạc bộ “Tuổi trẻ tham gia phòng chống tội phạm và nói không với ma tuý” (Trường PTTH Trần Quốc Tuấn và Trường chuyên Lê Khiết - Tp Quảng Ngãi); gương người tốt, việc tốt của Hội người cao tuổi (Đức Phổ, Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tp Quảng Ngãi…).

Ghi nhận thành tích và kết quả trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, 5 năm qua đã được Bộ Công an tặng 12 Cờ thi đua xuất sắc, 78 Bằng khen và 264 “Kỷ niệm chương bảo vệ ANTQ”; UBND tỉnh tặng 06 Cờ thi đua xuất sắc, trên 580 Bằng khen; Giám đốc CA tỉnh tặng 978 Giấy khen cho tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và tham gia phòng, chống tội phạm.

cd

Phát huy truyền thống vẻ vang qua 65 năm, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể và Quân đội nhân dân, đặc biệt có sự giúp đỡ hết lòng, hết sức của nhân dân, lực lượng Công an toàn tỉnh tiếp tục xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, nâng cao trình độ toàn diện trên tất cả các mặt để lập nên những thành tích mới, đảm bảo an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội góp phần đắc lực cho phát triển kinh tế, xã hội và đối ngoại của tỉnh nhà.

Nhân dịp này, Công an tỉnh bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, các tổ chức chính trị, kinh tế xã hội và các tầng lớp nhân dân đã quan tâm chỉ đạo, phối hợp, giúp đỡ lực lượng Công an tỉnh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng và nhân dân tỉnh nhà./.                                                       


Liên kết website

Thống kê truy cập

Đang online: 15
Hôm nay: 3.074
Hôm qua: 6.203
Năm 2025: 106.581
Tất cả: 106.581