LỊCH SỬ CÔNG AN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI (1945-1954) - PHẦN MỞ ĐẦU: Quảng Ngãi - Đất nước, con người và truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng
align:center"> BỘ CÔNG AN CÔNG AN TỈNH QUẢNG NGÃI LỊCH SỬ CÔNG AN NHÂN...
align:center"> BỘ CÔNG AN CÔNG AN TỈNH QUẢNG NGÃI LỊCH SỬ
CÔNG AN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI (1945 - 1954)
CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN: Đại tá Lê Xuân Hoà - Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi. BIÊN SOẠN: v Thượng tá Phạm Ngọc Thành - Chánh Văn phòng Công an tỉnh. v Trung tá Trương Quang Sửu - Đội Trưởng Đội Nghiên cứu lịch sử, Văn phòng Công an tỉnh. v Trung tá Phạm Tấn Đường - Cán bộ Văn phòng Công an tỉnh. TRÌNH BÀY VÀ SỬA BẢN IN v Trung tá Huỳnh Tiết - Phó Đội trưởng Đội Viễn thông - Tin học, Văn phòng Công an tỉnh.
([1]): Lịch sử Việt Nam - tập 1- NXB Kkoa học xã hội – Hà Nội, tr.322
CÔNG AN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI (1945 - 1954)
Quảng Ngãi - 2009
CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN: Đại tá Lê Xuân Hoà - Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi. BIÊN SOẠN: v Thượng tá Phạm Ngọc Thành - Chánh Văn phòng Công an tỉnh. v Trung tá Trương Quang Sửu - Đội Trưởng Đội Nghiên cứu lịch sử, Văn phòng Công an tỉnh. v Trung tá Phạm Tấn Đường - Cán bộ Văn phòng Công an tỉnh. TRÌNH BÀY VÀ SỬA BẢN IN v Trung tá Huỳnh Tiết - Phó Đội trưởng Đội Viễn thông - Tin học, Văn phòng Công an tỉnh.
Ảnh bìa:Đoàn kiểm tra Ty Công an Quảng Ngãi làm việc và chụp ảnh lưu niệm với cán bộ, chiến sĩ Công an Nghĩa Hành - Minh Long - Ngày 03/5/1949
LỜI NÓI ĐẦU
Tập 1 Lịch sử Công an nhân dân tỉnh Quảng Ngãi là cuốn lịch sử viết về quá trình chiến đấu và trưởng thành của lực lượng Công an nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945-1954. Việc viết lại những trang sử vẻ vang của lực lượng Công an tỉnh là một công việc rất cần thiết và vô cùng quan trọng để kết nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai đối với các thế hệ. Nó không chỉ giúp chúng ta ôn lại truyền thống quý báu, sự trưởng thành trong những chặng đường đã qua mà còn nhắc nhở, động viên mỗi cán bộ, chiến sĩ công an ngày nay và các thế hệ mai sau phải luôn luôn phấn đấu giữ vững và nêu cao ý chí cách mạng như lớp cha anh ngày trước. Từ đó phát huy hơn nữa truyền thống cách mạng, xây dựng và củng cố niềm tin vào con đường cách mạng mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Với ý nghĩa đó, ngay sau ngày tái lập tỉnh (tháng 7/1989), được sự quan tâm chỉ đạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Viện Lịch sử Công an, sự tham gia góp ý của các đồng chí cách mạng lão thành cùng với sự giúp đỡ của các ngành, đoàn thể, chúng tôi đã thu thập, xác minh, đối chiếu và hệ thống tư liệu, biên soạn và xuất bản Sơ thảo Lịch sử Công an nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (1945-1954) vào tháng 8 năm 1993. Trải qua thời gian gần 16 năm (tháng 8/1993 đến tháng 02/2009), qua nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc và bổ sung tư liệu từ Cục Hồ sơ Bộ Công an, đồng thời thực hiện Chỉ thị 05 ngày 10 tháng 7 năm 2006 của Bộ Trưởng Bộ Công an về việc nghiên cứu biên soạn chính thức lịch sử Công an từ năm 1945 đến năm 2000 đảm bảo đầy đủ, chính xác, khách quan, khoa học để góp phần giáo dục, nâng cao lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc và lực lượng Công an nhân dân, phục vụ nhiệm vụ công tác đấu tranh bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong thời kỳ mới, Văn phòng Công an tỉnh đã nghiên cứu biên soạn chính thức Lịch sử Công an nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Tập 1 (1945-1954). Nhân kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2009), Công an tỉnh Quảng Ngãi cho ra mắt đông đảo cán bộ, chiến sĩ cuốn Lịch sử Công an nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Tập 1 (1945-1954). Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Viện Lịch sử Công an, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Ngãi, các đồng chí cán bộ Công an lão thành và cán bộ, chiến sĩ công an đang công tác. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý của các đồng chí và bạn đọc. Quảng Ngãi, tháng 02 năm 2009 GIÁM ĐỐC CÔNG AN TỈNH Đại tá Lê Xuân HoàPHẦN MỞ ĐẦU
QUẢNG NGÃI - ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC, ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc khu vực duyên hải miền Trung, trải dài từ toạ độ 14 032’40” đến 15 025’ vĩ Bắc, 108 006’ đến 109 004’35” kinh Đông, có Quốc lộ IA và đường sắt xuyên Việt chạy qua, cách Hà Nội 883km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 838km. Quốc lộ 24A nối Quảng Ngãi với Tây Nguyên, Lào và Đông-Bắc Thái Lan. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum, Gia Lai nối liền với dãy Trường Sơn, phía Đông giáp biển Đông. Diện tích tự nhiên: 5.135,2km 2. Bờ biển dài với nhiều cửa sông, vịnh rất thuận lợi cho giao thương bằng đường thuỷ. Nhiều bãi tắm tự nhiên đẹp và thơ mộng thu hút ngày càng nhiều du khách đến nghỉ ngơi và thưởng ngoạn. Quảng Ngãi có một thành phố tỉnh lỵ, 6 huyện đồng bằng, 6 huyện miền núi, huyện đảo Lý Sơn và Khu kinh tế Dung Quất; gồm 162 xã, 18 phường, thị trấn. Theo số liệu thống kê năm 2004, dân số Quảng Ngãi có trên 1.271.000 người, với 17 dân tộc anh em (gồm số đông người Kinh, người H’re, người Cor, Cà dong và một số ít các dân tộc khác như Ê Đê, Ba Na, Gia Rai, Nùng, Mường, Mán…) và phân bố không đều: với trên một triệu người sống ở đồng bằng, gần 187.000 người sống ở miền núi và chỉ có gần 19.000 người ở hải đảo. Thời kỳ đầu Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tỉnh Quảng Ngãi được đổi tên là tỉnh Lê Trung Đình. Về tổ chức, lập xã, bỏ các làng cũ. Nhưng, sau một thời gian thay danh hiệu, tỉnh, huyện, tổng, xã đều lấy lại tên cũ. Các phủ, huyện, nha trong tỉnh đều gọi tên thống nhất là huyện: gồm tất cả 10 huyện, 124 xã. Địa hình Quảng Ngãi phân chia thành ba vùng rõ rệt: miền núi, đồng bằng và vùng biển. Miền Tây Quảng Ngãi là một vùng núi non hùng vĩ, hiểm trở, án ngữ 3 mặt Bắc, Tây và Nam của đồng bằng. Có những cụm núi cao như: núi Cà Đam (cao 1650m), núi Đá Vách (cao 1126m), núi Cao Muôn (cao 1000m). Nơi đây từng là khu căn cứ địa của đội du kích Ba Tơ trong những ngày tiền khởi nghĩa Tháng Tám (1945). Núi rừng miền Tây Quảng Ngãi là nơi phát nguyên của 4 con sông lớn: Trà Bồng, Trà Khúc, Sông Vệ và Trà Câu. Hàng năm, các con sông này mang lại những lớp phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào tưới mát ruộng đồng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và được sự trợ giúp của Trung ương, sau hơn 10 năm quân và dân tỉnh Quảng Ngãi vượt qua khó khăn, dốc sức xây dựng, từ ngày 04/10/1997, công trình thuỷ lợi Thạch Nham đã hoàn thành, phục vụ tưới cho 50.000 hecta canh tác của 6 huyện, thị xã đồng bằng và một phần huyện Nghĩa Hành, cải thiện đáng kể điều kiện sinh sống và môi sinh vùng kênh đi qua. Suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, miền Tây Quảng Ngãi luôn là căn cứ địa, là bàn đạp tiến quân của các lực lượng vũ trang cách mạng xuống đồng bằng và là hành lang vận chuyển của cả chiến trường Khu V.1 C ũ ng bởi núi rừng hiểm trở, dân cư thưa thớt, mức sống còn thấp kém, lại chịu ảnh hưởng của những tập tục lạc hậu lâu đời… nên việc vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ gặp không ít trở ngại. Các thế lực thù địch có cơ hội lợi dụng thâm nhập, gây cơ sở, tổ chức hoạt động chống phá cách mạng, gây chia rẽ dân tộc, lôi kéo, kích động gây rối, gây bạo loạn (vụ Sơn Hà…). Đồng bằng Quảng Ngãi là một dải đất hẹp. Ruộng canh tác chiếm 1/3 diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Ruộng đồng xen kẽ núi đồi, mang tính chất bán sơn địa. Đồng bằng Quảng Ngãi là nơi tập trung nhân lực và của cải, nơi hội tụ nền văn hoá, văn minh của tỉnh, đồng thời là nơi diễn ra các cuộc đấu tranh yêu nước và cách mạng sôi nổi qua các thời kỳ. Bờ biển Quảng Ngãi dài trên 100 km, rất thuận lợi cho việc phát triển giao thương bằng đường thuỷ và kinh tế biển. Đây cũng là địa bàn để địch tấn công, xâm nhập do thám, gián điệp trong chiến tranh, nạn vượt biên, vượt biển những năm đầu sau ngày miền Nam hoàn toàn được giải phóng. Hệ thống đường giao thông tại Quảng Ngãi, ngoài đường sắt, đường thuỷ, Quốc lộ 1A xuyên qua tỉnh từ Bắc vào Nam, trước 1945 còn có các đường tỉnh lộ từ thị trấn Châu Ổ lên Trà Bồng, đường 5B nối Quốc lộ 1A từ xã Tịnh Ấn (nay là thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh) lên Sơn Hà, đường nối từ phía bắc cầu Trà Khúc (dốc Quán Cơm) xuống Sa Kỳ, đường từ thị xã đi Cổ Luỹ, thị xã đi Nghĩa Hành, Minh Long và đường 5 A từ ngã ba Thạch Trụ (huyện Mộ Đức) đi Ba Tơ, Giá Vụt, Kon Tum, đi Sơn Kỳ, Sơn Thuỷ (huyện Sơn Hà). Ngày nay, ngoài những con đường có từ trước được nâng cấp, đã có thêm nhiều con đường lớn, đường cao tốc và còn nhiều con đường mới mở ngang dọc, ngược xuôi được thâm nhập nhựa hoặc bê tông hoá đến tận các thôn, xã, làng xa xôi, thuận tiện cho việc đi lại, giao thương và tiếp cận, phát triển các nguồn lực của đất nước. Miền Tây Quảng Ngãi có đặc sản nổi tiếng như quế và nhiều lâm thổ sản khác. Trong lòng đất có quặng Graphit (tây Sơn Tịnh), các mỏ cao lanh (ở Tư Nghĩa, Sơn Tịnh) đang được khai thác. Vùng biển với nghề đánh bắt cá, tôm, mực và làm mắm, muối khá phát triển. Nghề thủ công có từ lâu đời, nổi tiếng nhất là nghề nấu đường, chế biến nhiều loại đường ngon có giá trị trên thị trường như: đường phổi, đường phèn, kẹo gương, mạch nha… Nghề làm gốm (chum, vại, nồi đất) ở thị trấn Châu Ổ (Bình Sơn), Giếng Thuỷ (Đức Phổ). Nghề khai quặng, nấu sắt, rèn nông cụ, làm binh khí sớm có mặt ở làng Thiết Trường (Mộ Đức), Tịnh Minh (Sơn Tịnh). Nghề đúc đồng, cẩn xà cừ, tiện đồ mộc tinh xảo và các nghề chằm nón, ươm tơ, kéo sợi, dệt vải… phổ biến ở nhiều nơi trong tỉnh. Là một tỉnh nghèo, kinh tế chậm phát triển, dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp kết hợp sản xuất tiểu thủ công nghiệp, người dân Quảng Ngãi phải dốc sức lao động cần cù và sáng tạo, đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt để cải tạo đất đai, phát triển sản xuất. Cũng giống như hầu hết các tỉnh miền Trung Trung Bộ, phần lớn nhân dân trong tỉnh có nguồn gốc ở miền Bắc Việt Nam ([1]). Từ thực tế cuộc sống bắt buộc họ phải đoàn kết, gắn bó nhau trong những xóm làng tổ chức theo kiểu “công xã nông thôn” ở miền Bắc có từ lâu đời để đùm bọc, giúp đỡ nhau trong đấu tranh với thiên nhiên, với xã hội đầy thử thách khắc nghiệt. Những người dân Việt di cư hay là người bản địa đều có ý thức chung công góp sức và trí tuệ tập thể làm ăn, khai hoang, lập ấp. Những đặc tính đó đồng thời cũng là những truyền thống quí báu đã được hình thành và củng cố, hoàn thiện của người dân trên mảnh đất này. 2
Trong quá trình khai phá, xây dựng, nhân dân Quảng Ngãi không ngừng nổi dậy đấu tranh chống lại ách thống trị hà khắc của tập đoàn phong kiến trong các năm cuối thế kỷ XVII và những thập niên đầu thế kỷ XVIII. Nhân dân các dân tộc ở Quảng Ngãi cũng đã hăng hái tham gia phong trào khởi nghĩa Tây Sơn do anh em Nguyễn Huệ lãnh đạo, góp phần cùng cả nước lật đổ các tập đoàn phong kiến cát cứ Trịnh - Nguyễn, thống nhất đất nước. Từ những ngày thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, cùng với cả nước, nhân dân Quảng Ngãi tham gia đấu tranh bền bỉ chống kẻ thù. Phong trào trước thất bại, phong trào sau tiếp tục nổi lên. Người trước ngã, người sau tiến tới. Ngọn cờ chống Pháp của nhân dân Quảng Ngãi vẫn luôn duy trì và ngày một giương cao. Từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết thành một khối thống nhất, bắt đầu thời kỳ đấu tranh sôi nổi và quyết liệt chống thực dân, phong kiến. Mở đầu là cao trào cách mạng 1930-1931, đến cao trào 1940-1945, tiến tới tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám, giành chính quyền về tay nhân dân. Suốt chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), nhân dân Quảng Ngãi đã vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, một lòng một dạ bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng tỉnh nhà thành hậu phương, căn cứ cách mạng vững chắc của miền Trung Trung Bộ. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai bán nước, nhân dân các dân tộc trong tỉnh một lần nữa phát huy truyền thống yêu nước mạnh mẽ. Cuộc khởi nghĩa vũ trang và nổi dậy ở Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi (28/8/1959) góp phần mở đầu phong trào đồng khởi của nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chiến thắng Ba Gia, Vạn Tường đến chiến dịch Xuân 1975 giải phóng tỉnh nhà và góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Từ đại thắng mùa xuân lịch sử (1975), cùng cả nước, nhân dân Quảng Ngãi từng bước nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng và bảo vệ vững chắc những thành quả đạt được. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hơn 30 mươi năm xây dựng và bảo vệ tổ quốc, lực lượng Công an nhân dân Quảng Ngãi kể từ khi ra đời và suốt quá trình chiến đấu đã luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, luôn được Đảng quan tâm lãnh đạo, dìu dắt và tin cậy, được sự yêu thương đùm bọc, giúp đỡ tận tình của các tầng lớp nhân dân, sự ủng hộ của các ngành, các đoàn thể Mặt trận, đặc biệt là sự phối hợp, hợp đồng chiến đấu của các lực lượng vũ trang trong tỉnh. Từ chỗ lúc đầu chỉ có vài chục cán bộ chiến sĩ, sau hơn 60 năm, Công an nhân dân Quảng Ngãi đã trưởng thành về mọi mặt, đang ngày đêm nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi nhằm đáp ứng mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, giữ vững an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, dũng cảm ngoan cường, ngày càng xứng đáng là công cụ trọng yếu, sắc bén của Đảng và Nhà nước, là con em yêu quí của nhân dân. 3
([1]): Lịch sử Việt Nam - tập 1- NXB Kkoa học xã hội – Hà Nội, tr.322
Nguồn:admin.quangngai.gov.vn Sao chép liên kết