Truy cập nội dung luôn

Mất tiền oan vì vay tiền online

14/03/2023 08:59    229

Với những thủ đoạn vô cùng tinh vi, các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng nhu cầu vay tiền của nhiều khách hàng, đồng thời mạo danh công ty tài chính uy tín để lừa lấy lòng tin và chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức vay tiền online.

“Mật ngọt” bủa vây

Thời gian gần đây, các cụm từ: “ơp2cho vay lãi suất 0%” cam kết hỗ trợ ngay cả trường hợp đang có nợ xấu, thủ tục đơn giản không qua thẩm định, giải ngân trong vòng 1 giờ, hạn mức cho vay lớn, lãi suất cực thấp… đang thu hút rất nhiều người có nhu cầu cho vay, đặc biệt là khách hàng từng bị dính nợ xấu và đủ điều kiện vay tại các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có rất nhiều nạn nhân bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản khi đăng ký vay tiền online theo lời hướng dẫn của các đối tượng lừa đảo mạo danh công ty tài chính.

Thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng là đánh vào tâm lý của những người đang cần vay với số tiền lớn, nhưng đang bị nợ xấu hoặc không muốn phải thông qua thủ tục vay theo quy định của ngân hàng hay công ty tài chính chính thống. Sau khi tiếp cận được người cần vay, đối tượng sử dụng sim, tài khoản thuộc các trang mạng xã hội như Zalo, Messenger để hướng dẫn thực hiện thủ tục vay thông qua các trang web giả danh là công ty con của công ty tài chính.

Để được vay tiền nhanh, thủ tục đơn giản, người vay phải chuyển tiền qua tài khoản cho đối tượng lừa đảo với các lý do như chuyển tiền để đảm bảo hồ sơ vay, tài khoản yêu cầu vay bị sai, thiếu thông tin hoặc số tiền vay vượt quá định mức… Sau khi nạn nhân đã chuyển tiền thì các đối tượng nhanh chóng khóa sim, tài khoản đã liên lạc trước đó, rút tiền khỏi tài khoản.

Đơn cử như trường hợp của chị N.T.N.N, kể rằng khi thấy tin quảng cáo cho vay hấp dẫn trên mạng, chị đã liên hệ theo hướng dẫn thì được đối tượng lừa đảo nhắn tin tư vấn. Sau đó, đối tượng này mạo danh là công ty con của FE CREDIT, gửi link truy cập khai báo thông tin cá nhân và yêu cầu chị N chụp hình selfie để đăng ký khoản vay. Tuy nhiên, đến bước giải ngân thì chị nhận thông báo lỗi do nhập sai số tài khoản và yêu cầu chuyển một số tiền để "làm thủ tục ủy quyền" xử lý điều chỉnh số tài khoản. Cứ như vậy, đối tượng liên tục gửi thông báo chưa thành công rồi yêu cầu chị tiếp tục chuyển tiền.

Mất tiền oan vì vay tiền online -0
Thông báo chuyển khoản không thành công mà đối tượng sử dụng để lừa gạt khách hàng

Hay như trường hợp của chị N.T.T, sau khi đối tượng lừa đảo tư vấn rồi gửi đường link vaytindung.online hướng dẫn truy cập đăng ký khoản vay thành công. Chị T được báo sai số tài khoản nhận tiền và phải nộp tiền để duy trì khoản vay. Khi chị T muốn gặp trao đổi trực tiếp thì đối tượng lừa đảo đã cung cấp địa chỉ văn phòng của FE CREDIT để tạo sự tin tưởng. Do đó, chị T đã thực hiện chuyển tiền cho đối tượng khoảng 33 triệu đồng.

Đại diện FE CREDIT cho biết, thời gian gần đây Công ty tiếp nhận nhiều khiếu nại về việc người vay bị chiếm đoạt tiền từ nhu cầu vay online. Theo đó, các đối tượng cố ý thông báo với người vay rằng các công ty nêu trên là công ty con của FE CREDIT để tạo độ tin cậy và tạo các thông tin ảo trên website để lừa khách hàng. Tuy nhiên, sau khi xác minh làm rõ, thì thông tin về các công ty do người vay cung cấp hoàn toàn không liên quan đến FE CREDIT.

Đối với những khách hàng còn nghi ngờ, chúng yêu cầu họ lên trụ sở của FE CREDIT để được nhân viên hỗ trợ trực tiếp nhưng kèm theo đe dọa rằng sẽ mất nhiều thời gian và không nhận được tiền ngay. Thậm chí, các đối tượng còn cố tình làm giả thông báo có hình ảnh logo của công ty, dấu mộc scan, chữ ký, địa chỉ...nhằm cố ý tạo sự nhầm lẫn. Các thông báo chỉ được chụp hình lại từ thiết bị điện tử mà không được in thành văn bản giấy để gửi đến khách hàng. Trường hợp khách hàng sợ mất thời gian thì sẽ chuyển tiền cho đối tượng thay vì đến địa chỉ theo yêu cầu để xác minh.

Tỉnh táo giác trước khi vay online

Lợi dụng ưu điểm nhanh gọn, thuận tiện của hình thức vay online, các đối tượng lừa đảo vay tiêu dùng ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi, gây hoang mang và ảnh hưởng uy tín của các tổ chức tài chính hợp pháp. Vì vậy, để nâng cao cảnh giác cho khách hàng, FE CREDIT khuyến cáo khách hàng tuyệt đối không truy cập vào các đường link lạ được gắn kèm trong nội dung tin nhắn không rõ nguồn gốc, không ký bất cứ giấy tờ nào khi chưa đọc kỹ nội dung, kể cả chữ kí điện tử trên điện thoại.

Khi có nhu cầu vay tiêu dùng, cần liên hệ trực tiếp với các công ty tài chính uy tín được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động để được nhân viên công ty hướng dẫn về thủ tục. FE CREDIT khẳng định, không bao giờ yêu cầu khách hàng chuyển trước bất kỳ khoản tiền nào để phục vụ cho việc giải ngân.

Đồng thời, khi khách hàng phát hiện những giao dịch gian lận hoặc có bất kỳ vướng mắc hay cần trao đổi thông tin, hãy gọi liên lạc ngay với tổng đài chính thức của công ty tài chính hoặc đến văn phòng chăm sóc khách hàng để được hướng dẫn xử lý.

Theo cand.com.vn


02/05/2024

Nội dung trong file đính kèm 22/12/2023

Qua xác minh, N.guyễn T.hị L.ệ T.hương (sinh 1994, cư trú tại: xã Tịnh Long, TP Quảng Ngãi) Nhân viên tiếp thị sản phẩm trên cho biết: Khoảng 12h30' cùng ngày nhận yêu cầu từ L.ê T.ấn H.ải (sinh 1988, cư trú tại xã Nghĩa ‎Thuận, huyện Tư Nghĩa) - Quản lý sản phẩm N.. của nhãn hiệu N..., T.hương đến ‎Công ty TNHH MTV T.uyết K.a (88 B.à T.riệu, TP Quảng Ngãi) nhận sản phẩm đến Trường Tiểu học ‎Trần Văn Trà tiếp thị, gồm: 19 lốc sữa nhãn nhiều N... và 01 túi 50 gói thạch trái ‎cây N... (tặng kèm khi bán sữa).
Sau khi bán được 11 lốc sữa và tặng túi 50 gói ‎thạch rau cau, thì có nhiều học sinh sử dụng bị ngộ độc phải chuyển cấp cứu ‎tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi.‎
Ngay khi vụ việc xảy ra, Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp Quản lý thị trường, Y tế, Chi cục vệ sinh ATTP và CDC Quảng Ngãi điều tra, làm rõ.
Hiện Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh đang khám và theo dõi sức khỏe cho các em, chưa ghi nhận trường hợp nào chuyển biến nặng.
Vụ việc trên là bài học cảnh tỉnh về đồ ăn thức uống trước các cơ sở giáo dục khi bán cho học sinh sử dụng. Trước đó, ngày 02/12/2023, Giám đốc Công an tỉnh đã có Công văn số 6476/VC-PV01(TMCS) chỉ đạo Công an cơ sở tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý các hàng quán trước cổng trường mua bán các loại đồ ăn, thức uống không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nghi có chứa chất ma tuý./.

08/12/2023

I. Đối tượng tuyển chọn

Công dân Việt Nam, cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các bộ, ngành ở Trung ương và địa phương, hoặc sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu; học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp đại học hoặc có trình độ cao hơn, chuyên ngành công nghệ thông tin, tin học, điện tử viễn thông, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện - điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, điện công nghiệp.

II. Phương thức tuyển chọn: Xét tuyển

III. Số lượng cần tuyển

- 11 chỉ tiêu cán bộ công nghệ thông tin (Quản trị mạng; Máy chủ; Quản trị cơ sở dữ liệu; Phân tích dữ liệu; Phần mềm, ứng dụng).

- 01 chỉ tiêu cán bộ kỹ thuật (điện, điều hòa chính xác, ắc quy, bể dầu và phòng cháy, chữa cháy hệ thống công nghệ thông tin). 

*Toàn văn Thông báo xem tại file đính kèm./.

08/12/2023

Ba cảnh báo phát đi chưa ráo mực, ngày 03/12/2023, Công an tỉnh Quảng Ngãi tiếp nhận thủ đoạn mới lừa đảo trực tuyến bằng việc "điều chỉnh dữ liệu quốc gia cấp 2", cụ thể:

Khoảng 10h00' sáng ngày 03/12/2023, một người dân (gốc Quảng Ngãi) hiện cư trú ở TP. Hồ Chí Minh nhận được cuộc gọi từ số 0395.719.46... thông báo "dữ liệu cấp 2" do phường cập nhật chuyển lên quận bị nghẽn, đề nghị lên quận điều chỉnh, hoặc sẽ có người hỗ trợ qua zalo.

Khoảng 30' sau, có 02 số máy 0866.656.46..., 0394.999.24... giới thiệu là "nhân viên hướng dẫn" ở quận hỗ trợ người dân tải App "dichvucong" bằng cách đăng nhập Google tải "dichvucong.lgov.net" (Hình 1) với điều kiện máy smatphone có hệ điều hành Android.

Hình 1

Do máy smatphone người dân này không trùng hệ điều hành, nên mượn tạm máy của người cha ruột (mới nghỉ hưu, từ Quảng Ngãi vào thăm con) thao tác. 

Khi tải được ứng dụng, "nhân viên hướng dẫn" yêu cầu đăng nhập kích hoạt ứng dụng bằng số điện thoại cá nhân và tự tạo một mật khẩu (Hình 2).

Hình 2

Khi ứng dụng dichvucong.lgov.net được kích hoạt, máy hiện tỷ lệ % kích hoạt (Hình 3).

Hình 3

Kích hoạt xong, không liên lạc được với "nhân viên hướng dẫn" để làm bước tiếp theo.

Người cha nghi ngờ, kiểm tra lại tài khoản ngân hàng VCB trên máy smatphone thì toàn bộ 83 triệu tiền lương tích cóp đã mất.

Kiểm tra biến động tài khoản ngân hàng, thì thời điểm kích hoạt ứng dụng cũng là lúc hai lần tiền chuyển qua tài khoản ngân hàng của kẻ gian.

Vụ việc đang được kiểm tra, xác minh.

KHUYẾN CÁO:

1. Lực lượng Công an hỗ trợ người dân kích hoạt định danh điện tử VNeID trực tiếp.

2. Mọi trường hợp khi kích hoạt thì không có lỗi, trừ trường hợp người dân cung cấp sai số điện thoại hoặc thay số điện thoại thì phải đăng ký lại trực tiếp tại Đội CSQLHC về TTXH Công an cấp huyện hoặc báo trực tiếp cho Công an cấp xã để cấp xã báo Công an cấp huyện điều chỉnh, hoàn toàn không hỗ trợ qua cuộc gọi hay trang mạng xã hội nào. 

3. Mọi trường hợp thắc mắc về ứng dụng VNeID, người dân cần liên hệ với công an cơ sở nơi cư trú để được hỗ trợ./.

 

04/12/2023

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1661

Tổng số lượt xem: 8168475